TPHCM có một hệ thống sông, kênh rạch khá phong phú, có thể kết nối đến nhiều vùng miền trong cả nước. Tuy nhiên, nên phát triển loại hình vận tải đường thủy thành một trong những loại hình vận tải chủ lực của thành phố? Ông Ngô Quang Mãnh, Giám đốc Khu Đường sông TPHCM cho rằng có rất nhiều lực cản để có thể làm được điều này. Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với ông Ngô Quang Mãnh. Ông cho biết:
Theo thông lệ ở nhiều nước trên thế giới, với sức chở lớn, vận tải đường thủy thường có chi phí giá thành rẻ hơn rất nhiều so với các loại hình vận tải khác như đường bộ, đường sắt, đặc biệt là đường hàng không.
Tuy nhiên, ở TPHCM lại không hẳn như vậy, rất nhiều cây cầu bắc qua các sông, kênh rạch có tĩnh không rất thấp, tàu lớn không thể qua được. Sử dụng tàu nhỏ, tính ra chi phí giá thành nhiều khi lại cao hơn rất nhiều so với các loại hình vận tải nêu trên. Một chiếc ca nô cao tốc chở được 6 người, chạy trong vòng 1 giờ, nhiều khi tốn đến hơn 60 lít xăng. Dùng loại tàu thường, chi phí nhiên liệu rẻ hơn nhưng tốc độ đi rất chậm, không thể đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân. Với những loại tàu đi với tốc độ “rề rà” như thế chỉ thích hợp cho vận chuyển hàng hóa, loại hàng hóa không có yêu cầu phải chở nhanh như vật liệu xây dựng, phân bón… và cũng không cần phải đóng vào container vì sà lan chở container cũng khó lòng qua lọt những cây cầu có tĩnh không thấp.
Năm 1998, TPHCM đã từng mở mấy tuyến xe buýt trên đường sông từ bến Bạch Đằng đi Thanh Đa, đi Củ Chi, đi Bến xe miền Đông (theo rạch Xuyên Tâm - hiện rạch này đã bị lấn chiếm gần hết), đi Thảo Điền nhưng chỉ hoạt động được vài tháng thì phải đóng cửa do… không có người đi. Không những chi phí cao, xe buýt sông lại không thể đưa hành khách đến “tận cửa” như taxi, Honda ôm… nên hành khách không… mặn mà.
- PV: Như vậy, theo ông sông, kênh rạch thành phố chủ yếu chỉ để… ngắm cảnh?
Hiện đại hóa cảng sông Quy hoạch xây dựng các cảng hàng hóa đường sông được thực hiện theo quan điểm tiếp cận thuận lợi với hệ thống cảng biển TPHCM, giúp đối lưu hàng hóa giữa TPHCM và các tỉnh phụ cận, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Hỗ trợ hiện hữu cho vận tải đường bộ và đường biển. Xây dựng mới cảng Phú Định trên địa bàn phường 16, quận 8. Hiện giai đoạn 1 của dự án này đã hoàn tất và cảng sông Phú Định đã đi vào hoạt động. Xây dựng mới cảng sông Nhơn Đức (nằm tại ngã ba rạch Bà Lào và rạch Dơi) trên địa bàn huyện Nhà Bè nhằm đáp ứng nhu cầu trung chuyển hàng hóa đường sông từ đồng bằng sông Cửu Long về qua cụm cảng biển Hiệp Phước. Quy hoạch bến tàu khách trên sông Sài Gòn gần rạch Thị Nghè. M. KHUÊ
- Ông NGÔ QUANG MÃNH: Trên cơ sở những điều kiện sẵn có, TPHCM nên tập trung cho phát triển các loại hình du lịch trên sông vì khách du lịch chủ yếu là đi ngắm cảnh, thưởng ngoạn sông nước, không cần thiết phải đi nhanh. Hơn nữa, du khách… đi chơi, không phải đi lại thường xuyên nên có thể không ngại trả chi phí cao cho một chuyến đi chơi. Tất nhiên, TPHCM phải tiến hành nạo vét, chỉnh trang, giữ cho môi trường nước trong sạch thì mới hấp dẫn du khách.
- Về vận tải hành khách, hiện nay TPHCM đã chấp thuận cho một doanh nghiệp nghiên cứu đầu tư mở một số tuyến buýt sông. Về vận tải hàng hóa, ngân sách thành phố đã đầu tư xây dựng cảng sông Phú Định với hy vọng đây sẽ là cảng sông trung chuyển hàng hóa từ TPHCM đi các tỉnh miền Tây Nam bộ và ngược lại. Ông nghĩ sao về những động thái này?
- Nếu có doanh nghiệp tìm được giải pháp khắc phục những tồn tại trong mạng lưới giao thông đường thủy và khai thác tốt mạng lưới này thì quá tốt. Tôi được biết, doanh nghiệp đang đề xuất được làm buýt sông có đề nghị thành phố cho kinh doanh thêm ở các trạm, các bến của buýt sông để có kinh phí bù đắp cho hoạt động và có cơ sở giảm giá thành, thu hút người đi. Việc rất hay nhưng phải để thời gian kiểm nghiệm.
Riêng với kinh nghiệm của tôi, chỉ các tuyến buýt sông ra đời là chưa đủ. Các tuyến buýt sông phải được kết nối với mạng lưới xe buýt đường bộ. Một sự liên thông như vậy mới thuận tiện cho người đi và hấp dẫn hành khách.
Cảng sông Phú Định cũng vậy, muốn hoạt động tốt phải đa dạng hóa thêm các dịch vụ phục vụ khách hàng như có thể xây thêm kho, làm thêm các dịch vụ sơ chế, đóng gói cho khách… phải thực sự trở thành đầu mối trung chuyển hàng hóa từ đồng bằng sông Cửu Long lên TPHCM và tới hệ thống cảng biển ở Hiệp Phước (Nhà Bè - TPHCM) hoặc Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu) thì mới là địa chỉ lui tới thân thuộc của các khách hàng.
Chưa hết, để cảng sông Phú Định có điều kiện cạnh tranh lành mạnh, TPHCM phải lập lại trật tự kinh doanh bến tàu tự phát, dọc một số sông, kênh hiện nay của thành phố. Những bến tàu này hoạt động không đầu tư hạ tầng kỹ thuật như quy định, nhiều nơi không chấp hành tốt các nghĩa vụ thuế với Nhà nước. Với mức cước “làm hàng” nào, các bến tàu này cũng có thể chấp nhận… Cạnh tranh trong bối cảnh như thế, cảng sông Phú Định rất khó phát triển.
- Cảm ơn ông.
TPHCM - Cà Mau, cải tạo đạt tiêu chuẩn sông cấp III;
- Tuyến vành đai 1: Sông Sài Gòn - rạch Bến Cát - rạch Chợ Mới - rạch Nước Lên - kênh Đôi - kênh Tẻ - sông Sài Gòn cải tạo đạt tiêu chuẩn kênh cấp IV - V; |
AN NHIÊN
Cảng biển - Nạo vét thêm luồng Soài Rạp
Đối với luồng sông Lòng Tàu hiện hữu, việc cải tạo sẽ tập trung ở các đoạn cong, rẽ gấp và hệ thống điều khiển giao thông hàng hải (VTS) để đảm bảo an toàn chạy tàu.
Từ nay đến 2020 sẽ nạo vét sông Soài Rạp để mở thêm luồng sông Soài Rạp, phục vụ cho tàu lớn ra vào hệ thống cảng biển của TPHCM ở khu vực Hiệp Phước (huyện Nhà Bè). Đến năm 2020 luồng này sẽ được khai thác như một luồng lưu thông hai chiều có lợi dụng thủy triều. Luồng lưu thông hàng hải thượng nguồn sông Soài Rạp sẽ được phát triển đến độ sâu 12,5m để tiếp nhận tàu container với trọng tải tới 20.000 DWT.
Không mở rộng phát triển thêm các cảng trên toàn đoạn sông Sài Gòn và có kế hoạch di dời các cảng phù hợp với quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển khu vực TPHCM - Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu (Nhóm số 5). Công tác di dời phải được tiến hành theo lộ trình hợp lý, có chính sách phù hợp để phương án di dời mang tính khả thi cao đồng thời không gây ách tắc, lãng phí và hạn chế ảnh hưởng xấu đối với sản xuất kinh doanh và an ninh - quốc phòng.
Các cảng cần di dời trước năm 2010 bao gồm: Tân cảng Sài Gòn, Nhà máy đóng tàu Ba Son, khu cảng Nhà Rồng và Khánh Hội thuộc cảng Sài Gòn, cảng Tân Thuận Đông, cảng Rau quả. Sau năm 2010, từng bước nghiên cứu di dời các cảng còn lại nằm trong phạm vi cần di dời. Cho đến thời điểm hiện nay, Tân cảng Sài Gòn đã đi dời xong, cảng Sài Gòn đang thu hẹp dần sản xuất và từng bước di dời ra Cái Mép - Thị Vải của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Hiệp Phước của TPHCM.
Đầu tư xây dựng phát triển khu cảng Cát Lái, khu Hiệp Phước để phục vụ di chuyển các cảng trong nội thành và đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa của khu vực, các khu công nghiệp, khu chế xuất sau cảng, các nhà máy, cơ sở sản xuất ven sông Đồng Nai, sông Nhà Bè, sông Soài Rạp.
Khu cảng Nhà Bè chủ yếu phục vụ cho nhu cầu nhập xăng, dầu của TPHCM và các vùng phụ cận. Xây dựng cảng tổng hợp Nhà Bè phục vụ việc di chuyển các cảng trong nội thành và phục vụ khu công nghiệp Hiệp Phước.
Xây dựng bến tàu khách tại trung tâm khu bến Nhà Rồng - Khánh Hội.
Nghiên cứu xây dựng bến ca nô, tàu khách tại Cần Giờ phục vụ du lịch và khai thác tuyến Vũng Tàu - Cần Giờ - TPHCM. Việc xây dựng phải gắn liền với bảo tồn khu rừng sinh thái ngập mặn ở huyện Cần Giờ và hành lang ven sông Lòng Tàu - Nhà Bè.
Vay vốn ODA của Bỉ để nạo vét luồng Soài Rạp Theo Sở GTVT TPHCM, dự án nạo vét luồng tàu biển Soài Rạp xuống độ sâu 9,5m đang được các sở, ngành liên quan của thành phố thẩm định và ngay trong tháng 11 này sẽ trình UBND TPHCM xem xét. UBND TPHCM sẽ có tờ trình đề nghị Bộ Kế hoạch - Đầu tư đưa dự án vào danh mục được vay vốn ODA của Chính phủ Bỉ trong năm 2012. Sở GTVT cho biết, về cơ bản Bộ Kế hoạch - Đầu tư đã thống nhất với đề xuất của thành phố và nếu không có gì thay đổi, nguồn vốn cho dự án nạo vét luồng Soài Rạp sẽ được cung cấp trong năm 2012. Được biết, nạo vét luồng Soài Rạp xuống độ sâu 9,5m là một trong những điều kiện tiên quyết phải thực hiện khi TPHCM phát triển hệ thống cảng biển mới ở khu vực Hiệp Phước của huyện Nhà Bè. Hiện tại nơi đây đã có cảng container quốc tế Sài Gòn đi vào hoạt động và cảng Sài Gòn - Hiệp Phước xây dựng gần xong. Chưa có luồng Soài Rạp, tàu ra vào các cảng vẫn phải sử dụng luồng Lòng Tàu là chủ yếu - luồng này khá xa và nông, không đáp ứng được nhu cầu phát triển lớn của hệ thống cảng biển TPHCM. T. Đ. |
TÂM ĐỨC
>> Chống ùn tắc giao thông, kết nối TPHCM với các địa phương