Sáng 10-4, đoàn giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) TPHCM, do ông Vũ Thanh Lưu, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ TPHCM, dẫn đầu đã làm việc với UBND quận 12 về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, nhóm trẻ gia đình trên địa bàn quận.
Bà Trịnh Thị Mỹ Lan, Phó Chủ tịch UBND quận 12, cho biết địa phương đang xây dựng hệ thống phần mềm quản lý mầm non ngoài công lập. Dự kiến cuối tháng 4-2018, phần mềm sẽ hoàn tất và chính thức đưa vào sử dụng, giúp thông tin một cách công khai, đầy đủ đến người dân về địa chỉ, quy mô trường lớp, điều kiện cơ sở vật chất, sĩ số học sinh, trình độ giáo viên ở tất cả cơ sở mầm non ngoài công lập. Phần mềm cũng cho phép người dân có thể tham gia tương tác, phản ảnh trực tiếp về chất lượng hoạt động, cũng như kiến nghị về công tác quản lý nhà nước đối với loại hình mầm non ngoài công lập.
Bà Trịnh Thị Mỹ Lan, Phó Chủ tịch UBND quận 12, cho biết địa phương đang xây dựng hệ thống phần mềm quản lý mầm non ngoài công lập. Dự kiến cuối tháng 4-2018, phần mềm sẽ hoàn tất và chính thức đưa vào sử dụng, giúp thông tin một cách công khai, đầy đủ đến người dân về địa chỉ, quy mô trường lớp, điều kiện cơ sở vật chất, sĩ số học sinh, trình độ giáo viên ở tất cả cơ sở mầm non ngoài công lập. Phần mềm cũng cho phép người dân có thể tham gia tương tác, phản ảnh trực tiếp về chất lượng hoạt động, cũng như kiến nghị về công tác quản lý nhà nước đối với loại hình mầm non ngoài công lập.
Tại buổi làm việc, ông Khưu Mạnh Hùng, Trưởng phòng GD-ĐT quận 12, cho biết trong tổng số 71 trường mẫu giáo, mầm non đang hoạt động trên địa bàn quận, loại hình ngoài công lập chiếm hơn 73%, với 52 trường và 23.350 trẻ đang theo học. Ngoài ra, còn có 237 nhóm, lớp mầm non tư thục đang hoạt động ở 11 phường nhằm chia sẻ áp lực giữ trẻ trên địa bàn. Từ tháng 11-2017 đến nay, địa phương đã đình chỉ hoạt động một trường mầm non ngoài công lập và 6 lớp mẫu giáo, mầm non không đảm bảo điều kiện an toàn cho trẻ, không chấp hành quy định tổ chức hoạt động theo chương trình giáo dục mầm non của Bộ GD-ĐT. Bên cạnh đó, UBND các phường cũng yêu cầu giải thể 3 nhóm lớp mẫu giáo do không đạt yêu cầu về cơ sở vật chất, thiếu giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng, cấp dưỡng; xử phạt vi phạm hành chính 40 nhóm lớp do nhận giữ số lượng trẻ vượt quá quy định, giữ trẻ không đúng loại hình cấp phép hoạt động, hoặc không đảm bảo các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trước đó, tại buổi làm việc giữa đoàn giám sát của Ủy ban MTTQ TPHCM với UBND quận 7 với cùng nội dung trên, bà Trần Bích Ngọc, Phó Trưởng phòng GD-ĐT quận 7, cho biết tổng số cơ sở mầm non ngoài công lập đang hoạt động trên địa bàn quận gấp 5,5 lần số cơ sở mầm non công lập, đặt ra yêu cầu khá cao về công tác quản lý. Đặc biệt ở phường Tân Phong, với đặc thù có nhiều người nước ngoài đang sinh sống với nhu cầu gởi con khá cao, nên địa phương hiện có 7 cơ sở giữ trẻ có yếu tố nước ngoài đang hoạt động không phép. C
ơ sở có quy mô lớn nhất nuôi giữ 70 trẻ, cơ sở ít nhất giữ 15 trẻ. Đây là những điểm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, nhưng chưa thể cấp phép hoạt động do vướng quy hoạch đất đai của địa phương. Để được cấp phép thành lập, chủ các cơ sở phải làm thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất, từ đất nhà ở trong khu dân cư thành đất kinh doanh thương mại, trong đó có lĩnh vực giáo dục. Đây là một trong những trở ngại khiến mục tiêu xã hội hóa trường lớp bị ảnh hưởng, tạo thêm áp lực trong công tác giải quyết chỗ học cho người dân.