Hạn chế khí phát thải gây biến đổi khí hậu

Mặc dù rác sinh hoạt tại TPHCM đều được chôn lấp hợp vệ sinh nhưng điều này cũng không ngăn được hiện tượng rác bị phân hủy và phát thải ra môi trường các chất khí: CO2, CH4, SO2, H2S làm trái đất nóng lên, gây biến đổi khí hậu. Chính vì vậy, yêu cầu tái chế rác thải sinh hoạt ngày càng cấp bách hơn bao giờ hết trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn biến hết sức phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người dân.
Hạn chế khí phát thải gây biến đổi khí hậu

Mặc dù rác sinh hoạt tại TPHCM đều được chôn lấp hợp vệ sinh nhưng điều này cũng không ngăn được hiện tượng rác bị phân hủy và phát thải ra môi trường các chất khí: CO2, CH4, SO2, H2S làm trái đất nóng lên, gây biến đổi khí hậu. Chính vì vậy, yêu cầu tái chế rác thải sinh hoạt ngày càng cấp bách hơn bao giờ hết trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn biến hết sức phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người dân.

Cần phân loại rác tại nguồn trước khi thu gom đưa về nơi xử lý. Ảnh: Đức Trí

Cần phân loại rác tại nguồn trước khi thu gom đưa về nơi xử lý. Ảnh: Đức Trí

Theo Sở Tài nguyên - Môi trường TPHCM, trung bình mỗi ngày TP thải ra khoảng 6.000 tấn rác sinh hoạt và lượng rác này đang gia tăng mạnh mẽ theo từng năm cùng với đà tăng trưởng của TP. Ý thức được tác hại của hiện tượng biến đổi khí hậu, thời gian qua, TPHCM đã tích cực kêu gọi đầu tư vào công tác tái chế rác thải. Cho đến thời điểm hiện nay, nhiều nhà máy tái chế rác thải tại TP đã được xây dựng và chuẩn bị đi vào hoạt động.

Ông Nguyễn Văn Phước, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường TPHCM, cho biết, nhà máy tái chế rác thành phân compost của Công ty VietStars công suất 600 tấn/ngày tại huyện Củ Chi đang vận hành khá tốt. Rác thải sinh hoạt được phân loại và được tái chế ngay tại nhà máy. Bên cạnh đó, nhà máy tái chế rác của Công ty Xử lý Chất thải Rắn Việt Nam (VWS) đang trong quá trình hoàn thiện. Toàn bộ phần nhà xưởng đã được xây dựng xong.

Theo ông Kevin Moore, Giám đốc Điều hành VWS, trong khoảng tháng 8 và 9-2010 tới đây, nhà máy sẽ đi vào hoạt động. Rác thải sẽ được phân ra nhiều loại: rác thực phẩm, nhựa, kim loại… trong đó rác thực phẩm được tái chế thành phân compost, nhựa được tái chế thành nhựa… Theo Sở TN-MT TP, phấn đấu đến năm 2020, lượng rác thải phải chôn lấp chỉ còn khoảng 10%-20% trên tổng lượng rác sinh hoạt thải ra mỗi ngày của TP.

Bên cạnh những nhà máy tái chế rác đang đi vào hoạt động, tại TPHCM còn có nhà máy tái chế phân compost của Công ty Tâm Sinh Nghĩa công suất 1.000 tấn/ngày đang xây dựng, dự kiến đến đầu năm 2011 sẽ đi vào hoạt động và một nhà máy tái chế rác thành phân compost khác công suất 500 tấn/ngày của Công ty StartCo sẽ hoạt động trong năm 2012. Công ty Môi trường Đô thị TPHCM, doanh nghiệp Nhà nước lớn nhất hoạt động trong lĩnh vực môi trường của TP, đang có nhiều kế hoạch xây dựng các nhà máy tái chế rác.

Đặc biệt, Công ty Môi trường Đô thị TPHCM đang nghiên cứu triển khai dự án xử lý chất thải nguy hại. Chất thải nguy hại khác với chất thải sinh hoạt bình thường ở chỗ có khả năng gây hại cho môi trường gấp nhiều lần so với chất thải sinh hoạt bình thường và việc xử lý triệt để loại chất thải này đang là yêu cầu bức thiết của TP.

Phấn khởi nhưng không phải không có nỗi lo. Công tác phân loại rác từ nguồn tại TPHCM vẫn chưa được triển khai mạnh mẽ. Hiện nay, về cơ bản các nhà máy tái chế rác vẫn phải tự phân loại rác trước khi đưa vào tái chế. Hoạt động này tiềm ẩn nhiều rủi ro về chất lượng sản phẩm tái chế. Đơn cử, nếu rác thực phẩm không được phân loại ngay tại nguồn, có rất nhiều khả năng trong quá trình vận chuyển, rác sẽ bị nhiễm một số chất độc hại như thuốc diệt côn trùng, nhớt phế thải (lẫn trong rác)… Phân compost tái chế từ loại rác này sẽ gây độc hại cho một số cây trồng…

Như vậy, vấn đề hiện nay, bên cạnh việc thúc đẩy tiến độ xây dựng các nhà máy tái chế, TPHCM cần đẩy nhanh chương trình phân loại rác từ nguồn vì đây là cơ sở cho việc tái chế thành công

AN NHIÊN

Tin cùng chuyên mục