Ngày 18-11, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Công thương đề nghị thu hồi giấy phép thương nhân phân phối xăng dầu của Công ty cổ phần Dịch vụ và thương mại tổng hợp Hải Hà (quận Cầu Giấy, Hà Nội) vì không bán xăng dầu từ đầu năm 2022 đến nay.
Góp phần giải quyết tình hình khó khăn trong kinh doanh xăng dầu, TPHCM đưa giải pháp các cây xăng Petrolimex hoạt động 24/24 phục vụ người dân. Các phương tiện vận chuyển xăng được phép lưu thông vào giờ hạn chế đến ngày 15-1-2023.
Những ngày gần đây, lợi dụng nhu cầu mua xăng dầu của người tiêu dùng tăng cao, một số cửa hàng xăng dầu giăng dây, treo biển thông báo hết xăng dầu… tại địa bàn Hà Nội và nhiều địa phương ở miền Bắc đã xuất hiện tình trạng người dân thu mua tích trữ xăng dầu rồi bán lại cho người đi đường bằng các bình, can, chai, lọ…
Ngày 5-11, tại nhiều cây xăng trên địa bàn TP Hà Nội tiếp tục xảy ra cảnh người dân vật vã, chen chúc để mua xăng. Cụ thể, từ sáng sớm đến tận khuya, một số cây xăng trên đường Lê Văn Lương, Thái Thịnh, Hào Nam, Tây Sơn, Láng… luôn có rất đông người đi xe máy chen chúc, chờ mua xăng.
Đến 12 giờ TPHCM có 108/550 cửa hàng đang thiếu xăng hoặc dầu, có 4 cửa hàng đang xin tạm ngưng hoạt động để sửa chữa. Hiện mỗi ngày thành phố tiêu thụ 6.800m3 xăng dầu nhưng hiện nay nguồn cung đang bị thiếu hụt.
Khoảng 10 giờ sáng 31-10, từ nội thành đến ngoại thành TPHCM tiếp tục tái diễn cảnh xếp hàng chờ mua xăng, một số cửa hàng treo bảng hết xăng còn dầu hoặc bán theo “hạn mức”...
Những ngày qua, tình hình cung ứng xăng dầu ở các tỉnh ĐBSCL gặp nhiều khó khăn. Một số cửa hàng bán lẻ treo bảng hết xăng, dầu. Tuy nhiên, ngành chức năng các tỉnh trong khu vực thường xuyên kiểm tra, nắm tình hình cụ thể của các cửa hàng kinh doanh xăng, dầu, đơn vị đầu mối không để đứt gãy nguồn cung.
Chiều 27-10, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế TPHCM họp báo cung cấp thông tin về dịch Covid-19 và các vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố.
Sở Công thương TPHCM đang lấy ý kiến dự thảo tờ trình về quy định giờ bán hàng, các trường hợp dừng bán hàng, quy trình thông báo trước khi dừng bán hàng tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn.
Những ngày qua, tại các địa phương ĐBSCL, nhiều cửa hàng bán lẻ xăng dầu đóng cửa ngừng bán, phần vì thua lỗ, phần vì thiếu hụt nguồn cung, dẫn đến nguy cơ đứt gãy thị trường xăng dầu trên diện rộng.
Chiều 11-10, liên bộ Công thương - Tài chính đã yêu cầu các doanh nghiệp điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu. Theo ghi nhận của nhóm PV SGGP sau thời điểm điều chỉnh tăng giá xăng dầu chiều 11-10, nhiều cửa hàng xăng dầu bắt đầu nhập hàng bán trở lại.
Sáng 11-10, tại TP Biên Hòa, nhiều cây xăng vừa mở bán trở lại chiều hôm qua (10-10) lại tiếp tục đóng cửa, ngừng bán. Trước tình trạng này, một số người dân đã mua xăng tích trữ để bán cho người qua đường với giá 30.000 đồng/lít.
Trong ngày 10-10, tình trạng cửa hàng xăng dầu đóng cửa do hết hàng để bán tiếp diễn tại TPHCM và nhiều địa phương ĐBSCL. Ở những cửa hàng còn xăng, lượng người đến đổ tăng đông nghẹt, có chỗ phải xếp hàng chờ.
Ngày 10-10, nhiều cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp ngưng bán hoặc chỉ bán nhỏ giọt, người dân phải chật vật đi nhiều điểm mới mua được xăng dầu.
Phó Giám đốc Sở Công thương TPHCM Nguyễn Nguyên Phương khẳng định, tình hình nguồn cung xăng dầu đến nay vẫn trong tầm kiểm soát, chỉ thiếu cục bộ tại các cửa hàng nhỏ. Cụ thể, trong số 550 cửa hàng trên địa bàn hiện có khoảng 10% cửa hàng trong tình trạng thiếu nguồn cung nên có thời điểm tạm ngưng bán; chỉ có 3 cửa hàng đóng cửa.
Tối 9-10, Cục Quản lý thị trường (QLTT) TPHCM cho hay, hiện đang xảy ra tình trạng thiếu xăng dầu tại một số thời điểm. Hiện tại có 54 cửa hàng tạm hết xăng dầu.