Tờ New York Times cho biết họ đã tìm ra 205 tài khoản mạo danh CEO Mark Zuckerberg và COO Sheryl Sandberg trên Facebook và Instagram, với 1/4 số tài khoản là lừa đảo - thậm chí chúng còn có “tuổi đời” lên tới 8 năm. Một ngày sau khi New York Times thông báo với Facebook về phát hiện trên, mạng xã hội lớn nhất thế giới đã xóa sổ 96 tài khoản giả mạo Mark Zuckerberg và Sheryl Sandberg trên Facebook và 109 tài khoản giả mạo trên Instagram. New York Times mô tả kẻ gian liên hệ với người dùng qua Facebook hoặc Instagram, tự nhận mình là CEO Mark Zuckerberg và thông báo rằng người dùng đó đã trúng giải xổ số của Facebook. Tuy nhiên, để nhận giải, người dùng phải thanh toán trước một khoản gọi là phí trúng thưởng. Nhưng sau khi số tiền phí ấy được gửi đi, kẻ gian sẽ viện lý do nào đó và tiếp tục yêu cầu người dùng gửi tiền hết lần này đến lần khác cho đến khi nạn nhân tỉnh ngộ.
Trên thực tế, hình thức lừa đảo này rất cũ. Trong kỷ nguyên của email và Yahoo chat, đây cũng là cách thức lừa đảo thường xuyên được áp dụng (không ít người dùng Facebook tại Việt Nam đã nhận được thông báo trúng xe SH từ Facebook). Để tăng cường độ tin cậy, kẻ gian thường sử dụng các tài khoản đặt tên theo người nổi tiếng, không chỉ là CEO Facebook Mark Zuckerberg, mà cả danh tính của COO Sheryl Sandberg cũng bị đem ra để thực hiện hành vi lừa đảo. Trang New York Times cũng đã nhấn mạnh một số vụ việc khi nạn nhân trao cho kẻ gian tới hàng ngàn USD vì quá cả tin. Cách thức lừa đảo này chủ yếu nhắm vào những người già, ít học hoặc thu nhập thấp, khi những người này thường quá vui mừng trước cơ hội “đổi đời” mà bỏ qua các bước kiểm tra đơn giản như gọi điện trực tiếp đến công ty để xác thực thông tin. Rất khó để có thể biết được có bao nhiêu người đã trở thành nạn nhân của hình thức lừa đảo này, nhất là khi họ thường quá... xấu hổ nên không dám thông báo với chính quyền hay Facebook. Ví dụ, một tài xế xe cẩu đã nghỉ hưu và là một cựu binh quân đội Mỹ đã mất hơn 1.000 USD sau khi nhận được tin nhắn với nội dung ông đã trúng giải xổ số 750.000 USD của Facebook. Một người khác, đề nghị được giấu danh tính, đã thực hiện nhiều giao dịch với tổng giá trị lên tới hơn 5.000 USD trước khi nhận ra mình bị lừa.
Điều đáng quan ngại nhất là các tài khoản giả danh Zuckerberg và Sandberg vẫn đầy rẫy trên Facebook và Instagram, ngay cả khi những tài khoản lừa đảo ấy bị xóa bỏ, vẫn sẽ có những tài khoản khác mọc lên thay thế mặc cho Facebook có nhiều đội nhóm chuyên lùng sục và tìm kiếm những kẻ lừa đảo này ít nhất từ năm 2010. Facebook mới đây cũng đã tiết lộ rằng họ đã khóa hàng triệu tài khoản giả mạo mỗi ngày bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên, chỉ xét riêng vụ lừa đảo này và việc có bao nhiêu tài khoản qua mặt được các thuật toán, có lẽ Facebook sẽ cần phải cải thiện nhiều hơn nữa để có thể khắc phục hậu quả, đồng thời đưa ra cảnh báo trên nền tảng mạng xã hội hàng tỷ người dùng của mình rằng những hình thức lừa đảo này thực sự tồn tại và vẫn có người trở thành nạn nhân của chúng.
Trên thực tế, hình thức lừa đảo này rất cũ. Trong kỷ nguyên của email và Yahoo chat, đây cũng là cách thức lừa đảo thường xuyên được áp dụng (không ít người dùng Facebook tại Việt Nam đã nhận được thông báo trúng xe SH từ Facebook). Để tăng cường độ tin cậy, kẻ gian thường sử dụng các tài khoản đặt tên theo người nổi tiếng, không chỉ là CEO Facebook Mark Zuckerberg, mà cả danh tính của COO Sheryl Sandberg cũng bị đem ra để thực hiện hành vi lừa đảo. Trang New York Times cũng đã nhấn mạnh một số vụ việc khi nạn nhân trao cho kẻ gian tới hàng ngàn USD vì quá cả tin. Cách thức lừa đảo này chủ yếu nhắm vào những người già, ít học hoặc thu nhập thấp, khi những người này thường quá vui mừng trước cơ hội “đổi đời” mà bỏ qua các bước kiểm tra đơn giản như gọi điện trực tiếp đến công ty để xác thực thông tin. Rất khó để có thể biết được có bao nhiêu người đã trở thành nạn nhân của hình thức lừa đảo này, nhất là khi họ thường quá... xấu hổ nên không dám thông báo với chính quyền hay Facebook. Ví dụ, một tài xế xe cẩu đã nghỉ hưu và là một cựu binh quân đội Mỹ đã mất hơn 1.000 USD sau khi nhận được tin nhắn với nội dung ông đã trúng giải xổ số 750.000 USD của Facebook. Một người khác, đề nghị được giấu danh tính, đã thực hiện nhiều giao dịch với tổng giá trị lên tới hơn 5.000 USD trước khi nhận ra mình bị lừa.
Điều đáng quan ngại nhất là các tài khoản giả danh Zuckerberg và Sandberg vẫn đầy rẫy trên Facebook và Instagram, ngay cả khi những tài khoản lừa đảo ấy bị xóa bỏ, vẫn sẽ có những tài khoản khác mọc lên thay thế mặc cho Facebook có nhiều đội nhóm chuyên lùng sục và tìm kiếm những kẻ lừa đảo này ít nhất từ năm 2010. Facebook mới đây cũng đã tiết lộ rằng họ đã khóa hàng triệu tài khoản giả mạo mỗi ngày bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên, chỉ xét riêng vụ lừa đảo này và việc có bao nhiêu tài khoản qua mặt được các thuật toán, có lẽ Facebook sẽ cần phải cải thiện nhiều hơn nữa để có thể khắc phục hậu quả, đồng thời đưa ra cảnh báo trên nền tảng mạng xã hội hàng tỷ người dùng của mình rằng những hình thức lừa đảo này thực sự tồn tại và vẫn có người trở thành nạn nhân của chúng.