Kết quả, tại hội nghị kết nối cung cầu đã có hơn 1.000 lượt tiếp xúc, làm việc giữa các hệ thống phân phối và các doanh nghiệp (DN) tham gia; có 595 biên bản ghi nhớ, hợp đồng nguyên tắc được ký kết giữa bên cung ứng và bên thu mua; trong đó, Liên hiệp HTX Thương mại TPHCM (Saigon Co.op) ký 120 biên bản ghi nhớ, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn Satra ký 99 biên bản ghi nhớ, Central Group Việt Nam - Hệ thống siêu thị Big C ký 85 biên bản ghi nhớ, Công ty cổ phần TTTM Lotte Việt Nam ký 30 biên bản ghi nhớ, Công ty cổ phần DVTM TH Vincommerce ký 95 biên bản, Công ty TNHH Aeon Việt Nam (Aeon Mall) ký 40 biên bản, Công ty TNHH MTV Hội nhập và phát triển Đông Hưng ký 30 biên bản, Công ty cổ phần Bách Hóa Xanh ký 81 biên bản…
Bên cạnh việc ký kết các hợp đồng, trong 4 ngày tổ chức, đã có 25.000 lượt khách hàng đến tham quan mua sắm hàng hóa, với doanh thu bán hàng ước đạt hơn 30 tỷ đồng, bình quân đạt khoảng 15 triệu đồng/ngày/gian hàng, tương ứng 7,6 tỷ đồng/ngày, tạo điều kiện thuận lợi cho DN kinh doanh sau dịch, giải quyết việc làm cho lực lượng lao động cũng như thực hiện nhiệm vụ bình ổn thị trường ngay tại các địa phương.
Các tin, bài viết khác
-
Lãi suất Chương trình bình ổn thị trường tại TPHCM thấp nhất 5,9%/năm
-
Từ 2-4, TPHCM triển khai bình ổn giá nhiều mặt hàng
-
Chương trình bình ổn giá tại TPHCM phát huy hiệu quả
-
Giá thực phẩm tại ĐBSCL ổn định
-
Phát triển nền nông nghiệp bền vững
-
Đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sữa cho người dân thành phố
-
TPHCM: 133 địa điểm tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại
-
Hà Nội: Phát triển 30-40 điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP
-
Vissan tái cơ cấu ngành thực phẩm tươi sống, mở rộng bán hàng online
-
Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng 10,2%