Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã đọc tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trình Quốc hội xem xét bầu đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, đại biểu Quốc hội khóa XV thuộc đoàn Đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026.
Nghị quyết về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Quốc hội thông qua trong phiên họp cuối cùng trước khi bế mạc kỳ họp bất thường thứ 2, Quốc hội khóa XV. Đây là lần đầu tiên nước ta có một bản quy hoạch tổng thể quốc gia.
Kỳ họp bất thường lần thứ 2 Quốc hội khoá XV vừa chính thức khai mạc tại Nhà Quốc hội sáng nay, 5-1. Trước đó, các đại biểu Quốc hội đã đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thường trực Ủy ban Xã hội cơ bản nhất trí với sự cần thiết của việc cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 1-1-2023 mà chưa kịp gia hạn theo quy định của Luật Dược, nhằm tránh đứt gãy chuỗi cung ứng thuốc, ảnh hưởng tới công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân.
Hai ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ 4 (14 và 15-11) được Quốc hội chủ yếu dành cho công tác lập pháp, tập trung thảo luận Luật Đất đai (sửa đổi), dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi).
Qua tổng hợp các ý kiến thảo luận dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, hầu hết các ý kiến đều bày tỏ tán thành việc triển khai thí điểm.
Từ năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022 đã phải xử lý kỷ luật 56 cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, có trường hợp xử lý hình sự. Ngoài ra, hơn 20.300 CBCC bị xử lý kỷ luật, cũng có trường hợp xử lý hình sự, chiếm khoảng 1% CBCC, là tỷ lệ cao nhất từ trước đến nay.
Công an TP Hà Nội đang điều tra vụ án với tội danh lừa đảo, chiếm đoạt tài sản và rửa tiền với số tiền ước tính có thể lên đến nhiều nghìn tỷ đồng, ĐB Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết.
Hôm nay 31-10, kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV bước vào tuần làm việc thứ 3. Điểm nổi bật trong tuần làm việc này là hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, thu hút sự quan tâm, theo dõi của đông đảo cử tri và xã hội.
Luật Phòng thủ dân sự nhằm tạo khung pháp lý chung nhất cho việc phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh, phòng, chống, khắc phục thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh nhằm bảo vệ cao nhất tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhân dân.
Chính phủ đề xuất Quốc hội chưa thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW trong năm 2023, nhưng từ ngày 1-7-2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng.
Danh sách các tài liệu và tên cơ quan, cá nhân gửi chậm tài liệu, lý do gửi chậm sẽ được công khai đến đại biểu Quốc hội và cử tri. Đây là 1 trong 24 điểm mới của dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi).
Có ý kiến nêu thực tế: tại các phiên chất vấn trong thời gian gần đây, mỗi đại biểu chỉ có 1 phút để chất vấn và phải đợi đến lượt mới được hỏi, trong khi có trường hợp đại biểu không có câu hỏi nhưng lại được quyền tranh luận, không cần đợi theo thứ tự đăng ký và có đến 3 phút để tranh luận là không công bằng.
Xử lý dứt điểm vướng mắc tại các dự án BOT trong 2022 là yêu cầu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khi tổng kết nội dung chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể.
Vấn đề Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội thông qua Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội chậm đi vào cuộc sống gây bức xúc cho nhiều ĐBQH.
Nhiều khái niệm trong dự thảo luật chưa được làm rõ, gây khó khăn cho thực thi, như “bí mật kinh doanh”, “tài sản trí tuệ”, “nhãn hiệu nổi tiếng”, “sao chép hợp lý”, “thiệt hại một cách bất hợp lý”, “thống nhất ý chí”, “khi biết hoặc có cơ sở để biết”...
Căn cứ tình hình chuẩn bị thực tế, trên cơ sở đề nghị của các cơ quan có liên quan, Quốc hội quyết định lùi thời gian trình 5 dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc.