Thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Năm 2018, Bộ NN-PTNT đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 8,5 tỷ USD. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, mục tiêu này không quá tầm với. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp cần sớm khắc phục những rào cản, thách thức từ nội tại, bên cạnh tận dụng những cơ hội tốt từ 4 tháng đầu năm.
Theo Hiệp hội Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 4 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 2,4 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2017. Xuất khẩu tôm tăng 17% (đạt gần 1 tỷ USD), trong đó tôm chân trắng vẫn tăng cao 29% (đạt 675 triệu USD), chiếm 68%, tôm sú đạt 219 triệu USD; xuất khẩu cá tra đạt gần 600 triệu USD, tăng 18% nhờ tăng mạnh xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Trung Quốc, ASEAN và Colombia; xuất khẩu cá ngừ 4 tháng đầu năm tăng 10%, đạt 184 triệu USD...
Nhìn lại năm 2017, kết quả xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vượt xa mong đợi của cả cơ quan quản lý và chính các doanh nghiệp xuất khẩu, cán mốc hơn 8,3 tỷ USD, tăng 18,7% so với 2016, đặc biệt là mặt hàng tôm khi có mức tăng tới 21%, kim ngạch đạt trên 3,8 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 46% toàn ngành. Theo Tổng cục Thủy sản, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm từ tôm trên thế giới rất lớn. Tôm là một trong những sản phẩm được đánh giá là cung luôn thấp hơn cầu. Theo dự báo của một số tổ chức quốc tế, đến năm 2020 trong điều kiện không bị dịch bệnh, thiên tai… và với tốc độ phát triển như hiện nay thì nguồn cung tôm trên thế giới có thể thiếu hụt đến trên 2 triệu tấn. Dư địa để phát triển ngành tôm còn rất lớn. Vấn đề của chúng ta là cách ứng xử chính sách để phát triển con tôm cho tương xứng tiềm năng.
Như những ngày vừa qua, mặc dù thị trường xuất khẩu rộng cửa nhưng giá tôm thẻ chân trắng đột ngột xuống thấp, khiến không ít người nuôi lo lắng, mà nguyên nhân là do phân biệt giữa tôm nuôi ao đất và nuôi trải bạt chứ không phải do dư thừa nguồn cung! Trước đây, giá tôm nuôi trải bạt thấp hơn nuôi ao đất từ 3.000 - 5.000 đồng/kg thì nay ngược lại. Theo nhiều hộ có thâm niên nuôi tôm, về màu sắc giữa tôm nuôi ao đất và trải bạt luôn có sự khác biệt. Thông thường tôm nuôi trải bạt có màu trắng xanh, còn tôm nuôi ao đất có màu trắng đục, do hệ thống quạt ôxy tạo ra dòng chảy làm xói mòn xung quanh bờ ao. Nhưng khi chế biến xuất khẩu, tôm được bóc lớp vỏ bên ngoài thì không còn khác biệt về màu sắc giữa tôm nuôi ao đất và nuôi trải bạt. Bên cạnh đó, thời gian qua, người nuôi tôm luôn đói vốn vì các ngân hàng thương mại quay lưng với con tôm, vì tôm được xếp vào nhóm rủi ro cao. Chưa kể, quá trình chế biến tôm xuất khẩu cũng gặp khá nhiều vướng mắc, rào cản. Hiện tại, doanh nghiệp chế biến thủy sản phải lệ thuộc khá nhiều giấy phép con và chịu đựng 5 - 7 cuộc kiểm tra/năm.
Để khai thác hết tiềm năng và thế mạnh về con tôm, vào tháng 2-2017, chủ trì Hội nghị phát triển ngành tôm Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo phấn đấu đưa Việt Nam trở thành công xưởng sản xuất tôm của thế giới, trong đó ĐBSCL là thủ phủ của nuôi trồng, chế biến tôm chất lượng cao. Cần xây dựng nhiều thương hiệu toàn cầu về tôm. Ngành tôm phải là tấm gương tiêu biểu trong việc đi tắt, đón đầu trên con đường xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, giá trị gia tăng cao; trở thành điểm sáng của thế giới về ứng dụng các thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, áp dụng công nghệ sinh học, tự động hóa, điện tử, tin học... vào sản xuất con giống, thức ăn, nuôi trồng, chế biến tôm. Phấn đấu đến năm 2025 đưa kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 10 tỷ USD. Theo các chuyên gia, muốn đạt mục tiêu này, ngành nông nghiệp phải phấn đấu nhiều hơn nữa để giải quyết các thách thức như: Xây dựng chiến lược phát triển ngành tôm, giải quyết nguồn lực lao động thủy sản, xử lý dịch bệnh, chủ động con giống, xây dựng chuỗi giá trị...
Trong khi đó, đã sắp hết tháng 5-2018 nhưng EU vẫn chưa có quyết định chính thức về gỡ bỏ thẻ vàng (cảnh báo từ cuối năm 2017) cho thủy sản đánh bắt của Việt Nam. Theo Bộ NN-PTNT, thời gian qua Việt Nam đã triển khai quyết liệt các giải pháp để gỡ thẻ vàng, số tàu cá và ngư dân khai thác trái phép hải sản ở nước ngoài giảm rõ rệt, hầu như không còn tàu cá đánh bắt trái phép ở các quốc đảo Thái Bình Dương. Việt Nam cũng đã đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc hải sản khai thác theo quy định. Các doanh nghiệp cũng cam kết chỉ thu mua nguyên liệu hải sản từ những tàu cá khai thác hợp pháp, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đồng thời, chỉ nhập khẩu hải sản được khai thác hợp pháp, không thu mua hải sản từ các tàu cá đánh bắt bất hợp pháp, không có giấy phép khai thác.
Theo các chuyên gia, dư địa để phát triển ngành thủy sản rất lớn. Để xuất khẩu bền vững, bên cạnh xây dựng chiến lược hợp lý, ngành nông nghiệp cần hướng dẫn, hỗ trợ cơ sở nuôi, thu gom, sơ chế thủy sản áp dụng quy trình sản xuất, chương trình quản lý chất lượng tiên tiến để đảm bảo an toàn thực phẩm. Hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản kết nối, xây dựng các vùng nguyên liệu thủy sản đảm bảo yêu cầu của thị trường nhập khẩu và truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, đáp ứng các chuẩn mực nhập khẩu tiên tiến của thế giới.
Theo Hiệp hội Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 4 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 2,4 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2017. Xuất khẩu tôm tăng 17% (đạt gần 1 tỷ USD), trong đó tôm chân trắng vẫn tăng cao 29% (đạt 675 triệu USD), chiếm 68%, tôm sú đạt 219 triệu USD; xuất khẩu cá tra đạt gần 600 triệu USD, tăng 18% nhờ tăng mạnh xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Trung Quốc, ASEAN và Colombia; xuất khẩu cá ngừ 4 tháng đầu năm tăng 10%, đạt 184 triệu USD...
Nhìn lại năm 2017, kết quả xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vượt xa mong đợi của cả cơ quan quản lý và chính các doanh nghiệp xuất khẩu, cán mốc hơn 8,3 tỷ USD, tăng 18,7% so với 2016, đặc biệt là mặt hàng tôm khi có mức tăng tới 21%, kim ngạch đạt trên 3,8 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 46% toàn ngành. Theo Tổng cục Thủy sản, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm từ tôm trên thế giới rất lớn. Tôm là một trong những sản phẩm được đánh giá là cung luôn thấp hơn cầu. Theo dự báo của một số tổ chức quốc tế, đến năm 2020 trong điều kiện không bị dịch bệnh, thiên tai… và với tốc độ phát triển như hiện nay thì nguồn cung tôm trên thế giới có thể thiếu hụt đến trên 2 triệu tấn. Dư địa để phát triển ngành tôm còn rất lớn. Vấn đề của chúng ta là cách ứng xử chính sách để phát triển con tôm cho tương xứng tiềm năng.
Như những ngày vừa qua, mặc dù thị trường xuất khẩu rộng cửa nhưng giá tôm thẻ chân trắng đột ngột xuống thấp, khiến không ít người nuôi lo lắng, mà nguyên nhân là do phân biệt giữa tôm nuôi ao đất và nuôi trải bạt chứ không phải do dư thừa nguồn cung! Trước đây, giá tôm nuôi trải bạt thấp hơn nuôi ao đất từ 3.000 - 5.000 đồng/kg thì nay ngược lại. Theo nhiều hộ có thâm niên nuôi tôm, về màu sắc giữa tôm nuôi ao đất và trải bạt luôn có sự khác biệt. Thông thường tôm nuôi trải bạt có màu trắng xanh, còn tôm nuôi ao đất có màu trắng đục, do hệ thống quạt ôxy tạo ra dòng chảy làm xói mòn xung quanh bờ ao. Nhưng khi chế biến xuất khẩu, tôm được bóc lớp vỏ bên ngoài thì không còn khác biệt về màu sắc giữa tôm nuôi ao đất và nuôi trải bạt. Bên cạnh đó, thời gian qua, người nuôi tôm luôn đói vốn vì các ngân hàng thương mại quay lưng với con tôm, vì tôm được xếp vào nhóm rủi ro cao. Chưa kể, quá trình chế biến tôm xuất khẩu cũng gặp khá nhiều vướng mắc, rào cản. Hiện tại, doanh nghiệp chế biến thủy sản phải lệ thuộc khá nhiều giấy phép con và chịu đựng 5 - 7 cuộc kiểm tra/năm.
Để khai thác hết tiềm năng và thế mạnh về con tôm, vào tháng 2-2017, chủ trì Hội nghị phát triển ngành tôm Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo phấn đấu đưa Việt Nam trở thành công xưởng sản xuất tôm của thế giới, trong đó ĐBSCL là thủ phủ của nuôi trồng, chế biến tôm chất lượng cao. Cần xây dựng nhiều thương hiệu toàn cầu về tôm. Ngành tôm phải là tấm gương tiêu biểu trong việc đi tắt, đón đầu trên con đường xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, giá trị gia tăng cao; trở thành điểm sáng của thế giới về ứng dụng các thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, áp dụng công nghệ sinh học, tự động hóa, điện tử, tin học... vào sản xuất con giống, thức ăn, nuôi trồng, chế biến tôm. Phấn đấu đến năm 2025 đưa kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 10 tỷ USD. Theo các chuyên gia, muốn đạt mục tiêu này, ngành nông nghiệp phải phấn đấu nhiều hơn nữa để giải quyết các thách thức như: Xây dựng chiến lược phát triển ngành tôm, giải quyết nguồn lực lao động thủy sản, xử lý dịch bệnh, chủ động con giống, xây dựng chuỗi giá trị...
Trong khi đó, đã sắp hết tháng 5-2018 nhưng EU vẫn chưa có quyết định chính thức về gỡ bỏ thẻ vàng (cảnh báo từ cuối năm 2017) cho thủy sản đánh bắt của Việt Nam. Theo Bộ NN-PTNT, thời gian qua Việt Nam đã triển khai quyết liệt các giải pháp để gỡ thẻ vàng, số tàu cá và ngư dân khai thác trái phép hải sản ở nước ngoài giảm rõ rệt, hầu như không còn tàu cá đánh bắt trái phép ở các quốc đảo Thái Bình Dương. Việt Nam cũng đã đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc hải sản khai thác theo quy định. Các doanh nghiệp cũng cam kết chỉ thu mua nguyên liệu hải sản từ những tàu cá khai thác hợp pháp, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đồng thời, chỉ nhập khẩu hải sản được khai thác hợp pháp, không thu mua hải sản từ các tàu cá đánh bắt bất hợp pháp, không có giấy phép khai thác.
Theo các chuyên gia, dư địa để phát triển ngành thủy sản rất lớn. Để xuất khẩu bền vững, bên cạnh xây dựng chiến lược hợp lý, ngành nông nghiệp cần hướng dẫn, hỗ trợ cơ sở nuôi, thu gom, sơ chế thủy sản áp dụng quy trình sản xuất, chương trình quản lý chất lượng tiên tiến để đảm bảo an toàn thực phẩm. Hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản kết nối, xây dựng các vùng nguyên liệu thủy sản đảm bảo yêu cầu của thị trường nhập khẩu và truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, đáp ứng các chuẩn mực nhập khẩu tiên tiến của thế giới.