Quy hoạch và kiến trúc đô thị biển VN

Hướng tới một “thương hiệu”

Đô thị biển là thành phần cấu thành nên các đô thị Việt Nam, góp phần to lớn trong quá trình đô thị hóa và phát triển đất nước. Nhằm nhìn nhận, đánh giá hiện trạng cải tạo và phát triển, phân tích những thế mạnh đi tới sự nhận thức đầy đủ, chuyên nghiệp hơn về không gian đô thị biển, Hội Kiến trúc sư Việt Nam vừa tổ chức hội thảo khoa học “Quy hoạch và kiến trúc đô thị biển Việt Nam” tại thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định).
Hướng tới một “thương hiệu”

Đô thị biển là thành phần cấu thành nên các đô thị Việt Nam, góp phần to lớn trong quá trình đô thị hóa và phát triển đất nước. Nhằm nhìn nhận, đánh giá hiện trạng cải tạo và phát triển, phân tích những thế mạnh đi tới sự nhận thức đầy đủ, chuyên nghiệp hơn về không gian đô thị biển, Hội Kiến trúc sư Việt Nam vừa tổ chức hội thảo khoa học “Quy hoạch và kiến trúc đô thị biển Việt Nam” tại thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định).

Hướng tới một “thương hiệu” ảnh 1

Với thực trạng khai thác nóng như thời gian qua thì bãi biển Sơn Trà (Đà Nẵng), không lâu nữa sẽ mất đi vẻ đẹp tự nhiên.

Nước ta có 27/64 tỉnh - thành có biển; trong đó 10 đô thị, 8 khu nghỉ mát bên bờ biển; 2 khu nghỉ mát thực thụ là Đà Nẵng và Nha Trang; 3 đô thị biển loại vừa (Hạ Long, Quy Nhơn và Vũng Tàu). Một số đô thị liền kề biển đang chuyển dần sang tiếp cận biển như Phan Rang - Tháp Chàm, Phan Thiết, Thanh Hóa...

Theo GS-TS-KTS Hoàng Đạo Kính, các đô thị biển của ta phân bố chưa đều, chưa tạo thành chuỗi, chưa khai thác được lợi thế của biển. Mạng lưới đô thị biển nước ta có lẽ là khâu yếu trong tổng quy hoạch phát triển kinh tế dài hạn, trong tổng quy hoạch phát triển các đô thị, nên chưa tạo dựng cho mình diện mạo đặc trưng, chưa có thương hiệu.

Miền Trung được coi như một Việt Nam thu nhỏ với đủ mọi hình thái xã hội nhân văn, lịch sử, thuận lợi cho phát triển những không gian đô thị dịch vụ văn hóa. Vì vậy, phải có bài toán ở tầm quốc gia để thiết lập một hệ thống đô thị biển nhằm khai thác và phát triển một cách hợp lý nhất.

Việc thiết lập đô thị biển phải nghiên cứu và quy hoạch có hệ thống; phải tính đến phân vùng ảnh hưởng của các đô thị lớn nhỏ, có trọng tâm, trọng điểm, tiến tới hình thành thương hiệu cho các đô thị, cũng như không khai thác một cách lạm dụng đến mức quá tải. Hội An, Đà Nẵng và cả Nha Trang đang đứng trước nguy cơ này. Hệ thống resort và khách sạn mini dọc Cửa Đại và trong đô thị vô hình tạo nên sức đè lên khu phố cổ Hội An vốn chỉ có 10 ha.

Việc Đà Nẵng phát triển quá nóng sang bán đảo Sơn Trà hoang sơ cũng là điều phải xem lại; làm những con đường ô tô dọc và sát bờ biển như ở Nha Trang và Vũng Tàu là việc có thể sẽ giảm thiểu khả năng khai thác du lịch nghỉ mát. Hoặc hiện tượng chia thửa đất dọc bờ biển như kiểu phân lô đã diễn ra ở Mũi Né - Phan Thiết, Đà Nẵng, Nha Trang, bịt luôn hướng nhìn ra biển và tạo ra sự manh mún trong quy hoạch.

Đô thị - cảng biển không chỉ là đầu mối, là cầu nối trong sự phát triển mỗi quốc gia. Vì vậy, phải có một cách tiếp cận sâu xa hơn, văn hóa hơn. Để làm được điều đó và tạo thương hiệu cho các đô thị biển Việt Nam, cần phải khắc phục lối mòn tư duy truyền thống, thực hiện phi lục địa hóa (tư duy, kinh tế và xây dựng) cả đối với quốc gia nói chung và vùng đất ven biển nói riêng.

HÀ MINH
 

Tin cùng chuyên mục