Chiều nay, 2-9:

Khánh thành cầu dây văng Phú Mỹ

Chiều 2-9, cầu dây văng Phú Mỹ nối quận 2 và quận 7 TPHCM có tổng chiều dài toàn tuyến gần 10km, trong đó phần cầu dài 2,5km, đã được khánh thành. Đến dự lễ có Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải, Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân, Chủ tịch UBNDTP HCM Lê Hoàng Quân, cùng lãnh đạo nhiều bộ - ngành, TPHCM và đông đảo người dân TP.
Khánh thành cầu dây văng Phú Mỹ

Chiều 2-9, cầu dây văng Phú Mỹ nối quận 2 và quận 7 TPHCM có tổng chiều dài toàn tuyến gần 10km, trong đó phần cầu dài 2,5km, đã được khánh thành. Đến dự lễ có Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải, Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân, Chủ tịch UBNDTP HCM Lê Hoàng Quân, cùng lãnh đạo nhiều bộ - ngành, TPHCM và đông đảo người dân TP.

Cầu Phú Mỹ do Công ty cổ phần BOT cầu Phú Mỹ làm chủ đầu tư, thực hiện theo hình thức hợp đồng BOT ký với UBND TP.HCM. Cầu dây văng Phú Mỹ nối quận 2 và quận 7 có tổng chiều dài toàn tuyến gần 10km, trong đó phần cầu dài 2,5km, riêng phần dây văng dài 705 mét, và 1.331mét nhịp dẫn. Chiều rộng mặt cầu là 27,50 mét , đảm bảo cho 6 làn xe lưu thông.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các đại biểu cắt băng khánh thành cầu dây văng Phú Mỹ. Ảnh: Cao Thăng

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các đại biểu cắt băng khánh thành cầu dây văng Phú Mỹ. Ảnh: Cao Thăng

Để đảm bảo cho các loại tàu thuyền có trọng tải lớn ra vào các cảng, cầu được thiết kế khoảng cách 2 trụ tháp là 380m, có khổ thông thuyền là 250m và tĩnh không thông thuyền là 45m, đảm bảo cho các tàu biển có tải trọng 30.000 DWT lưu thông dưới cầu. Có thể nói, cầu Phú Mỹ thuộc loại cầu dây văng có quy mô lớn nhất Việt Nam hiện nay và là điểm nhấn về công trình giao thông của thành phố và của cả khu vực với tổng mức đầu tư là 2.510 tỷ đồng.đảm bảo cho tàu lớn có thể ra vào hệ thống cảng biển nằm sâu trong nội thành TPHCM.

Cầu Phú Mỹ được các tập đoàn lớn của Australia, Pháp, Đức, Anh... tư vấn thiết kế, giám sát thi công với những công nghệ hiện đại và đảm bảo an toàn cao. Việc xây dựng cầu đã giúp tăng năng lực giao thông cho TP. HCM và các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đồng thời giải quyết tình trạng ách tắc giao thông tại các khu vực trung tâm thành phố, các khu vực giữa Q4, Q7, Nhà Bè, Bình Chánh và Q2, Q9, giải tỏa cơ bản tình trạng ách tắc giao thông cho khu vực trung tâm TP do các phương tiện vận tải ra vào các Cảng không phải đi qua khu vực nội thành TP. Ngoài ra, cầu Phú Mỹ còn nối kết trục Đông - Tây thành phố, đáp ứng năng lực thông xe vào năm 2010 là 4.760 xe/giờ và năm 2020 là 8.400 xe/giờ.

Dự án cầu Phú Mỹ hoàn thành sớm hơn dự kiến 4 tháng. Theo kết luận số 1827/HĐNTNN của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước ngày 31-8-2009, chất lượng công trình cầu dây văng Phú Mỹ hoàn thành đáp ứng được yêu cầu thiết kế.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham quan cầu dây văng Phú Mỹ trong ngày lễ khánh thành. Ảnh: Cao Thăng

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham quan cầu dây văng Phú Mỹ trong ngày lễ khánh thành. Ảnh: Cao Thăng

Hiện nay, đường Vành đai số 2 đã cơ bản xây dựng được một số đoạn: các đoạn thuộc quốc lộ 1A, các nút giao thông Gò Dưa, ngã tư Ga, ngã tư Bình Thái, vòng xoay An Lạc, cầu Phú Mỹ… Một số tuyến còn lại như: đường nối từ cầu Phú Mỹ đến ngã tư Bình Thái, cầu cạn nối quốc lộ 1A với cầu Phú Mỹ vẫn đang tiếp tục thi công.

Với việc hoàn thành xây dựng cầu Phú Mỹ, công trình quan trọng nhất, khó thực hiện nhất trong loạt công trình của Vành đai số 2, đi vào sử dụng thì hệ thống giao thông TPHCM trong tương lai không xa sẽ được cải thiện một cách đáng kể, đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa, góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội TPHCM phát triển mạnh mẽ.

Khánh thành cầu dây văng Phú Mỹ ảnh 3

                                --------------------------------------------------------------------------------

Đại lộ Đông Tây đi xuyên tâm TPHCM, dài 21,89 km,
đã được thông xe giai đoạn 1 vào sáng nay, 2-9.

Các đồng chí lãnh đạo cắt băng thông xe giai đoạn 1 đại lộ Đông Tây. Ảnh: Cao Thăng
Các đồng chí lãnh đạo cắt băng thông xe giai đoạn 1 đại lộ Đông Tây. Ảnh: Cao Thăng

Đến dự lễ thông xe có Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải, Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân, Chủ tịch UBNDTP HCM Lê Hoàng Quân, cùng lãnh đạo nhiều bộ - ngành, TPHCM và đông đảo người dân TP.

Đại lộ Đông - Tây xuyên qua trung tâm TPHCM

Đại lộ Đông - Tây xuyên qua trung tâm TPHCM

Một đoạn đại lộ Đông -Tây

Một đoạn đại lộ Đông -Tây

Đại lộ Đông Tây đoạn gần với quốc lộ 1A, huyện Bình Chánh. ảnh: Cao Thăng.
Khánh thành cầu dây văng Phú Mỹ ảnh 8

Dự án Đại lộ Đông Tây là dự án đi xuyên tâm thành phố, tuyến đường đi qua các Quận 1, 2, 4 , 5 , 6, 8, Bình Tân và huyện Bình Chánh. Điểm đầu nối với quốc lộ 1A, huyện Bình Chánh, điểm cuối giao với xa lộ Hà Nội, Q2.

Dự án Đại lộ Đông Tây

Dự án Đại lộ Đông Tây

Tổng chiều dài tuyến 21,89 km, trong đó có 1,49km hầm vượt sông Sài Gòn, 10 chiếc cầu mới, cải tạo 3 cầu cũ, 10 cầu bộ hành mới.

Dự án được thực hiện từ 2005 đến 2010, với tổng mức đầu tư 660.660.000 USD, tương đương 9.863 tỷ đồng (thời điểm quy đổi giữa tiền đồng VN và USD vào tháng 10-2001).

Đại lộ Đông Tây hiện là tuyến đường đô thị hiện đại nhất TPHCM.

Mục đích của dự án

* Là một phần của hệ thống mạng lưới đường bộ TP.HCM và đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng tăng về nhà cửa và việc làm của cư dân thành thị tại các khu vực đang phát triển.

* Khôi phục, nâng cấp tuyến đường hiện hữu và xây thêm tuyến đường mới để tạo thành trục đường mới ra vào phía Nam TP theo hướng Đông Tây

* Đáp ứng yêu cầu lưu thông ngay cho cảng Sài Gòn đi các nơi Đông Bắc, Tây Nam và Đồng bằng sộng Cửu Long.

* Giảm ách tắch cho cầu Sài Gòn và các trục đường chính khác của TP.

* Tạo trục giao thông trực tiếp đến khu đô thị mới Thủ Thiêm để phát triển trung tâm TP.

Tin và Video: Minh Sĩ

Tin cùng chuyên mục