Khi nào TPHCM mới cảnh báo được động đất?

Năm 2002, một trận động đất gây chấn động mạnh cấp 4,8 độ richter đã xảy ra ngoài khơi Bà Rịa - Vũng Tàu. Chấn động này ít nhiều đã ảnh hưởng rất lớn đến địa tầng của TPHCM. Ngay sau đó, nhiều đề án nghiên cứu về khả năng xảy ra động đất tại TPHCM đã được thiết lập. UBND TPHCM đã có chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan xem xét, xây dựng trạm quan trắc cảnh báo động đất. Thế nhưng cho đến nay vẫn chưa có trạm quan trắc động đất nào tại TPHCM đi vào hoạt động.
Khi nào TPHCM mới cảnh báo được động đất?

Năm 2002, một trận động đất gây chấn động mạnh cấp 4,8 độ richter đã xảy ra ngoài khơi Bà Rịa - Vũng Tàu. Chấn động này ít nhiều đã ảnh hưởng rất lớn đến địa tầng của TPHCM. Ngay sau đó, nhiều đề án nghiên cứu về khả năng xảy ra động đất tại TPHCM đã được thiết lập. UBND TPHCM đã có chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan xem xét, xây dựng trạm quan trắc cảnh báo động đất. Thế nhưng cho đến nay vẫn chưa có trạm quan trắc động đất nào tại TPHCM đi vào hoạt động.

Đại diện Liên đoàn Địa chất bản đồ miền Nam cho biết, TPHCM hoàn toàn có thể xảy ra động đất với mức độ lên đến 5 - 7 độ richter. Bởi lẽ, kết quả khảo sát địa chất cho thấy, thành phố nằm trên khu vực có nhiều đới đứt gãy như đới đứt gãy sông Vàm Cỏ Đông-sông Sài Gòn; đới đứt gãy sông Sài Gòn. Đứt gãy này chạy theo phương Tây Bắc-Đông Nam đi qua Hồ Dầu Tiếng, chạy dọc theo thung lũng sông Sài Gòn, ngang qua TPHCM rồi đi tới sông Lòng Tàu và đi ra Biển Đông. Đây là các đứt gãy có khả năng gây động đất nhất. Ngoài ra, thành phố còn chịu ảnh hưởng bởi một loạt đứt gãy gián tiếp khác như đới đứt gãy Bình Long-Chứa Chan; đới đứt gãy DakMil-Bình Châu; đới đứt gãy Hòn Khoai-Cà Ná; đới đứt gãy Mỹ Tho-Gò Công.

Trên thực tế, tài liệu thống kê từ năm 1967 đến nay cho thấy, thành phố đã xảy ra khá nhiều trận động đất với mức độ từ 3 gần 5 độ richter. Cụ thể, trận động đất 4,8 độ richter ở khu vực cửa biển Cần Giờ vào năm 1967. Kế đến là năm 2007, 2010 và gần nhất là 2011 hàng loạt trận động đất đã xảy ra tại TPHCM. Người dân làm việc tại các tòa cao ốc, nhà cao tầng cũng cảm nhận rõ rệt sự rung lắc các đồ vật bàn ghế, tủ, quạt… trong khoảng 2-3 giây.

Viện Vật lý địa cầu Việt Nam đã từng cảnh báo, nếu tâm chấn động đất xảy ra tại khu vực giữa thành phố với mức độ 5 độ richter thì sẽ có 30%-40% nhà cửa bị đổ sập. Do đó, để giảm thiểu những thiệt hại có thể xảy ra do động đất, từ năm 2005, UBND TPHCM đã chỉ đạo các sở ban ngành lên phương án nghiên cứu đề án “Phân vùng động đất nhỏ TPHCM”. Ngoài ra, đến cuối năm 2005, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với các nhà khoa học đưa ra dự án về hệ thống quan trắc động đất của TPHCM. Mặt khác, yêu cầu cơ quan chức năng cần xem xét lại quy chuẩn xây dựng. Theo đó, các công trình cao tầng phải có những thích ứng với động đất. Thế nhưng, cho đến nay việc xây dựng trạm quan trắc trên cũng như xây dựng thêm trong quy chuẩn xây dựng phải thích ứng với động đất vẫn chưa thể thực hiện được. Lý giải thực tế này, ông Nguyễn Văn Ngà, Trưởng phòng quản lý Tài nguyên nước và Khoáng sản, Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM cho biết, hiện sở đã phối hợp cùng Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện xong đề án nghiên cứu về phân vùng động đất tại TP. Vấn đề còn lại là đơn vị đang làm dự án khả thi để trình UBND TPHCM xin đầu tư xây dựng trạm quan trắc động đất. Nếu có nhanh đi nữa thì phải mất khoảng hơn 2 năm tới mới có thể ra mắt trạm quan trắc động đất đầu tiên.

Sông Lòng Tàu nằm trên đới đứt gãy, có khả năng xảy ra động đất. Ảnh: Đoạn sông Lòng Tàu đi qua rừng phòng hộ Cần Giờ. Ảnh: CAO THĂNG

Sông Lòng Tàu nằm trên đới đứt gãy, có khả năng xảy ra động đất. Ảnh: Đoạn sông Lòng Tàu đi qua rừng phòng hộ Cần Giờ. Ảnh: CAO THĂNG

Có thể nói, hiện thành phố chưa bị ảnh hưởng cũng như thiệt hại nhiều từ các trận động đất. Thế nhưng, việc sớm xây dựng hệ thống quan trắc động đất sẽ giúp các nhà khoa học, cơ quan chức năng tích hợp thường xuyên những dữ liệu về động đất. Từ đó, điều chỉnh thường xuyên bản đồ phân vùng động đất, đồng thời đề ra những giải pháp ứng cứu kịp thời, nhằm giảm thiểu thiệt hại do động đất gây ra. Đặc biệt là đối với một số công trình hạ tầng như các chung cư cũ, các công trình có móng yếu và các công trình cao tầng; công trình đại lộ Đông Tây, hầm Thủ Thiêm...

HOÀNG LAN

Hủy các tour du lịch đi Nhật Bản

Thảm họa động đất, sóng thần tại Nhật Bản đã và đang có tác động tiêu cực nhiều hoạt động kinh tế của Việt Nam, thấy rõ và nhanh nhất là đối với ngành du lịch. Trước những dự báo về những dư chấn động đất có thể xảy ra tiếp theo và nguy cơ nhiễm phóng xạ từ các vụ nổ nhà máy điện hạt nhân, các chương trình du lịch đến Nhật ngay lập tức bị hủy bỏ. Đến nay, hầu hết các công ty du lịch tại Việt Nam đã hủy vô thời hạn đối với các tour du lịch đã đăng ký đến Nhật. Không chỉ có các tour du lịch đến Nhật bị ảnh hưởng, ngưng trệ mà phần lớn tour đăng ký du lịch của khách Nhật đến Việt Nam cũng bị hủy bỏ. Ông Nguyễn Văn Trấn, Tổng Giám đốc Công ty Du lịch APEX chuyên về thị trường khách Nhật cho biết, hầu hết các tour đón khách từ thị trường Nhật đều bị hủy, doanh nghiệp cũng bị động, không liên lạc được với các đối tác đưa khách từ Nhật để có thể gút được lượng khách sang Việt Nam theo tour. Đây đang là giai đoạn cao điểm đón khách Nhật (từ tháng 3 đến tháng 6), việc hủy tour đã và đang gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

M.HẠNH

Tin cùng chuyên mục