Khổ với cơ chế xin, cho

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra và chấn chỉnh tình trạng các bệnh viện gây ô nhiễm nghiêm trọng. Bộ TN-MT cũng đang triển khai xử lý dứt điểm những doanh nghiệp (DN) gây ô nhiễm nghiêm trọng theo Quyết định 64 của Thủ tướng Chính phủ. Điều đáng nói, thực tế tỷ lệ DN gây ô nhiễm nghiêm trọng phần lớn là DN có đơn vị chủ quản là các bộ ban ngành. Bản thân họ cũng rất mong muốn thay đổi thực trạng xử lý môi trường tại đơn vị mình nhưng khổ nỗi cơ chế xin, cho đang làm chậm nguyện vọng của họ.
Khổ với cơ chế xin, cho

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra và chấn chỉnh tình trạng các bệnh viện gây ô nhiễm nghiêm trọng. Bộ TN-MT cũng đang triển khai xử lý dứt điểm những doanh nghiệp (DN) gây ô nhiễm nghiêm trọng theo Quyết định 64 của Thủ tướng Chính phủ. Điều đáng nói, thực tế tỷ lệ DN gây ô nhiễm nghiêm trọng phần lớn là DN có đơn vị chủ quản là các bộ ban ngành. Bản thân họ cũng rất mong muốn thay đổi thực trạng xử lý môi trường tại đơn vị mình nhưng khổ nỗi cơ chế xin, cho đang làm chậm nguyện vọng của họ.

Một góc hệ thống xử lý nước thải tại Nhà máy Sữa Thống Nhất. Ảnh: KIM NGÂN
Một góc hệ thống xử lý nước thải tại Nhà máy Sữa Thống Nhất. Ảnh: KIM NGÂN

Tại TPHCM, những bệnh viện có mức độ gây ô nhiễm nghiêm trọng lại là những bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế. Ban giám đốc những bệnh viện này đã không dưới hàng chục lần kiến nghị Bộ Y tế phê duyệt đề án xây mới hoặc cải tạo hiện trạng hệ thống xử lý nước thải, vốn đã quá lạc hậu và không đáp ứng công suất xử lý. Thậm chí, có những đề án đã đề xuất từ hàng chục năm nhưng không được xem xét hoặc xem xét nhưng tốn khá nhiều thời gian. Tương tự, với những DN nằm trong Quyết định 64 của Thủ tướng Chính phủ - DN gây ô nhiễm nghiêm trọng phải di dời khỏi khu dân cư, phần lớn các DN thuộc các bộ ngành trung ương quản lý, bản thân họ không thể chủ động đầu tư xây mới hoặc cải tạo hệ thống xử lý chất thải mà phải được sự chấp thuận từ đơn vị chủ quản. Chính vì vậy, tình trạng chậm trễ trong khắc phục ô nhiễm là khó tránh khỏi. Không chỉ vậy, trong cuộc họp với UBND các tỉnh thành để bàn cách giải quyết dứt điểm tình trạng gây ô nhiễm của các DN này, nhiều lãnh đạo tỉnh đã bày tỏ bức xúc khi cho rằng không thể cải thiện được tình trạng gây ô nhiễm trên, nguyên nhân không phải do các cơ quan chức năng không quyết liệt triển khai mà vướng cơ chế hỗ trợ vốn.

Trước thực tế đó, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí vốn hỗ trợ cho những đơn vị cải tạo hiện trạng gây ô nhiễm môi trường hoặc di dời đến khu vực sản xuất tập trung. Thế nhưng trong cuộc họp tổng kết về việc triển khai Quyết định 64 của Thủ tướng Chính phủ mới đây do Bộ TN-MT chủ trì, một lần nữa vấn đề thiếu vốn di dời lại tái đề cập lần nữa.

Có thể nói, Luật Bảo vệ môi trường được thiết lập năm 2003 và phải đến năm 2005, vấn đề xử lý môi trường mới được triển khai quyết liệt. Kết quả của sự quyết liệt này được minh chứng khá rõ khi hàng ngàn DN bắt đầu quan tâm đến việc đầu tư cơ sở hạ tầng xử lý chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất. Thế nhưng, đáng buồn phần lớn trong số DN nhanh chóng chuyển đổi mình theo hướng xanh hơn, sạch hơn để phù hợp hơn với xu thế phát triển toàn cầu lại là DN tư nhân. Còn DN nhà nước đáng lý ra phải đi đầu trong vấn đề này thì ngược lại đã và đang gây ô nhiễm nghiêm trọng. Điều này cũng khó trách họ bởi không phải họ không nhìn thấy, không nỗ lực đổi mới mà vì cơ chế đã khiến việc chuyển đổi của họ trở nên quá chậm chạp. Rõ ràng các cơ quan chủ quản doanh nghiệp nhà nước nên xem xét lại cách thức quản lý của mình.

MINH XUÂN

Tin cùng chuyên mục