Khó xử lý doanh nghiệp tái vi phạm môi trường

Đó là khẳng định của nhiều đại biểu UBND các quận huyện, cơ quan chức năng tại hội thảo góp ý dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) diễn ra ngày 7-10 do đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM tổ chức. Ông Trần Minh Khiêm, Phó Chủ tịch UBND quận Bình Tân cho biết, trên địa bàn quận có rất nhiều cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường tồn tại hàng chục năm nay nhưng chưa thể xử lý dứt điểm. Nguyên nhân là do quy định xử phạt không chặt chẽ.

(SGGP).- Đó là khẳng định của nhiều đại biểu UBND các quận huyện, cơ quan chức năng tại hội thảo góp ý dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) diễn ra ngày 7-10 do đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM tổ chức. Ông Trần Minh Khiêm, Phó Chủ tịch UBND quận Bình Tân cho biết, trên địa bàn quận có rất nhiều cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường tồn tại hàng chục năm nay nhưng chưa thể xử lý dứt điểm. Nguyên nhân là do quy định xử phạt không chặt chẽ.

Cụ thể, khi lực lượng chức năng kiểm tra, phát hiện cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng, tái vi phạm nhiều lần, quận kiến nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư TP yêu cầu rút giấy phép kinh doanh nhưng sở trả lời không thể rút giấy phép. UBND quận phải ngưng cung cấp điện nhưng các cơ sở vẫn cố tình kéo điện “chui” về sử dụng. Nghiêm trọng hơn, có những trường hợp cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường không có giấy phép kinh doanh, không đăng ký sử dụng điện, nước mà huyện cũng không thể xử lý được.

Đây là thực trạng đang tồn tại ở nhiều quận huyện trên địa bàn TP. Hiện có nhiều lực lượng cùng có chức năng thanh tra, kiểm tra về môi trường nhưng quy định nào, thẩm quyền của lực lượng nào cho phép xử lý dứt điểm cơ sở tái vi phạm môi trường nghiêm trọng lại không có. Để cải thiện thực trạng trên, theo nhiều đại biểu, cần tiếp tục sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường theo hướng khắc phục những bất cập trong thực thi luật. Thống nhất công tác quản lý môi trường, tránh phân tán lực lượng như hiện nay.

MINH XUÂN

Tin cùng chuyên mục