Ông Đặng Hoa Nam phân tích, hiện nay, một số tổ chức, kể cả tổ chức chính trị - xã hội và cơ quan báo chí, thường “ém” thông tin để tự xử lý, đi hỗ trợ hoặc tác nghiệp báo chí. Như vậy là sai quy định.
Cục Trẻ em đề nghị, khi có bất kỳ thông tin nào về xâm hại, bạo lực, bóc lột, bỏ rơi trẻ em thì đồng thời với thực hiện nhiệm vụ, tác nghiệp của mình, cơ quan, tổ chức, cá nhân cần ngay lập tức báo cho một trong các cơ quan có chức năng đã nói ở trên và dễ nhất là gọi 111 (hoạt động 24/24 giờ, miễn phí).
Ngay khi phát hiện có nguy hiểm, một quy trình xử lý sẽ được kích hoạt: 111 bắt đầu kết nối, can thiệp, có hồ sơ theo dõi thông tin, tất cả các cuộc gọi được ghi âm và là bằng chứng nếu các cơ quan công an, LĐTB-XH, chính quyền địa phương trả lời không biết, hoặc đùn đẩy trách nhiệm.
Cục trưởng Cục Trẻ em nhấn mạnh, luật đã có quy định, có hiệu lực: bắt buộc phải cung cấp thông tin. Khi 111, các cơ quan LĐTB-XH, công an nếu làm không hết trách nhiệm, các cơ quan, tổ chức, báo chí và người dân có quyền theo dõi, giám sát và phán xét. Nhưng trước đó, không có quyền giữ lại thông tin.