Khuyến khích người lao động tự trang bị hành trang trước khi đi làm việc tại nước ngoài

Khuyến khích người lao động tự trang bị hành trang trước khi đi làm việc tại nước ngoài

Trong xu thế hội nhập, thị trường sức lao động ngày càng phát triển đa dạng, tạo cơ hội cho người lao động đa quốc tịch làm việc trong môi trường đa quốc gia. Sự chuyển dịch lao động từ nước này sang nước khác làm việc kèm theo nhu cầu tuyển nhiều lao động nước ngoài đến làm việc gia tăng đang tạo ra sự cạnh tranh gay gắt về nhập khẩu lao động.

Khuyến khích người lao động tự trang bị hành trang trước khi đi làm việc tại nước ngoài ảnh 1

Thấy rõ lợi ích xã hội và kinh tế từ ngành công nghiệp xuất khẩu nhân lực, nhiều quốc gia như Philippines, Indonesia, Thái Lan, Bangladesh,… đã đầu tư cho chiến lược đưa lao động đi nước ngoài làm việc với quy mô lớn. Là quốc gia dẫn đầu về xuất khẩu lao động, hàng năm Philippines đưa khoảng 10 triệu lao động ra nước ngoài làm việc, thu về nguồn ngoại tệ khổng lồ,  chiếm 10% GDP. Để đầu tư cho “ngành công nghiệp đặc biệt” này, Chính phủ Philippines khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho công dân của nước họ ra nước ngoài tìm việc làm thu nhập cao.

Nhờ chủ trương này, nhiều lao động Philippines không chỉ chủ động chuẩn bị hành trang đi nước ngoài làm việc (ngoại ngữ, kiến thức pháp luật, xã hội…) mà còn biết tự bảo vệ mình nơi đất khách quê người. Dù làm bất cứ công việc gì, vị trí nào, lao động Philippines đều được giới chủ đánh giá cao về tính tự chủ, làm việc chuyên cần, trung thực. Nhờ lợi thế giỏi tiếng Anh, họ chẳng những bảo vệ mình mà còn đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của mình.

Thế còn lao động của ta thì sao? Do xuất phát điểm là lao động nông thôn, lao động nghèo, trình độ học vấn thấp, ngoại ngữ yếu nên lao động Việt Nam luôn có tư tưởng ỷ lại, thiếu ý thức vươn lên. Khi ra nước ngoài làm việc, phần đông lao động của ta không tự làm chủ bản thân, mọi việc họ đều trông chờ người quản lý, phiên dịch giải quyết thay. Cộng với trình độ ngoại ngữ hạn chế nên lao động đi làm việc tại nước ngoài sống co cụm, ít giao tiếp và không tự bảo vệ được bản thân.

Vì thế, để tăng quy mô, chất lượng xuất khẩu lao động, chúng ta phải tạo cơ chế thoáng cho hoạt động xuất khẩu lao động, khuyến khích mọi doanh nghiệp, đơn vị tham gia mở thị trường, tìm kiếm hợp đồng xuất khẩu lao động. Để đáp ứng yêu cầu tiếp nhận lao động của các nước nhập khẩu, ngoài việc nâng cao chất lượng đào tạo, chuẩn bị nguồn, chúng ta phải từng bước tạo thương hiệu cho lao động Việt Nam. Muốn thế, nhà nước phải có quyết sách đầu tư, trang bị vốn ngoại ngữ cho người lao động ngay từ khi ngồi trên ghế học đường. Bên cạnh đó phải có chính sách khuyến khích người lao động tự trang bị hành trang, kiến thức, tay nghề, kỹ thuật trước khi đi nước ngoài làm việc.

Tin cùng chuyên mục