Đây là tuyến buýt nhanh đầu tiên tại TPHCM với số vốn đầu tư lên đến 143 triệu đô la Mỹ và được kỳ vọng sẽ giúp rút ngắn khoảng 25 phút di chuyển so với xe buýt thường hiện nay.
Hạn chế phương tiện giao thông cá nhân
Hiện TPHCM đang triển khai nhiều dự án giao thông đô thị lớn như metro, các tuyến xe buýt nhanh, giao thông xanh… Theo quy hoạch, đến năm 2050 TPHCM có 8 tuyến tàu điện ngầm (metro) và 6 tuyến buýt nhanh (BRT). Hai phương thức giao thông hiện đại này sẽ phục vụ khoảng trên 30% nhu cầu đi lại của người dân thành phố. Theo đó, trước mắt đối với BRT thành phố sẽ ưu tiên xây dựng tuyến BRT số 1 phát triển theo hành lang ưu tiên cao tuyến Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ nhằm góp phần hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, giảm ùn tắc giao thông. Tổng chiều dài tuyến buýt nhanh đầu tiên này là 23km theo lịch trình khai thác năm đầu kéo dài từ vòng xoay An Lạc đến ga Rạch Chiếc. Tuyến này gồm hai làn xe, mỗi làn rộng 3,5m đi kèm với các hạng mục như cải tạo 6 cầu bộ hành hiện hữu và xây mới 11 cầu bộ hành, 28 trạm dừng, 8 bãi đậu xe cá nhân, di dời các hệ thống cây xanh dọc tuyến... Tổng mức đầu tư là 143 triệu đô la Mỹ, trong đó vốn vay Ngân hàng Thế giới khoảng 123 triệu đô la Mỹ. Còn lại là vốn đối ứng. Suất đầu tư tính ra khoảng 3,5 triệu đô la Mỹ cho 1km (nếu so sánh với suất đầu tư các tuyến BRT trên thế giới thì mức này là trung bình).
Hiện dự án đang trong giai đoạn thiết kế. Dự kiến cuối năm nay xong thiết kế, để đến tháng 8-2018 sẽ thi công xây dựng. Và đến tháng 12-2019, chính thức được vận hành. Dự báo trong năm đầu tiên vận hành, tuyến BRT số 1 sẽ vận chuyển khoảng 10.000 lượt hành khách/ngày và sẽ tăng lên 20.000 lượt hành khách/ngày trong 5-10 năm tiếp theo. Tốc độ buýt nhanh tuyến này khoảng 30km/giờ, giúp rút ngắn được khoảng 25 phút di chuyển nếu so với phương tiện buýt thường hiện nay.
Hành lang Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ là một trục giao thông công cộng được đánh giá là rất quan trọng của TP. Nó giúp định hình mạng lưới vận tải hành khách công cộng đồng bộ, liên thông, tích hợp trong tương lai theo hướng bao gồm hệ thống các tuyến tàu điện ngầm, các tuyến buýt nhanh. Vì thế, trục giao thông này cần được triển khai càng sớm càng tốt.
Xây dựng đề án giao thông xanh
Hiện Sở Giao thông Vận tải TPHCM đang lấy ý kiến góp ý từ các nhà khoa học, chuyên gia trong ngành để hoàn thiện đề án giao thông xanh, nhằm sớm có phương án tối ưu xây dựng tuyến buýt nhanh, góp phần tăng lượng hành khách sử dụng phương tiện hành khách công cộng. Trên thực tế, các chuyên gia giao thông mới đây từng nhận định, để có giải pháp phù hợp nhất cho mô hình buýt nhanh tại TPHCM cần tính toán thật kỹ. Việc phối hợp đồng bộ các giải pháp như phân tích tình hình hình giao thông trên toàn tuyến, điều chỉnh hệ thống đèn tín hiệu giao thông, tính toán mặt cắt ngang từng giao lộ trên trục vận hành của tuyến buýt nhanh, có thể làm thử nghiệm. Sau đó, rút kinh nghiệm trước khi triển khai chính thức… Nếu không có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, dễ dẫn đến nhiều bất cập khó khắc phục về sau.
Bài học mà TPHCM cần tham khảo chính là tuyến buýt nhanh tại Hà Nội, bắt đầu hoạt động từ cuối tháng 12-2016 đến nay (tuyến Yên Nghĩa - Kim Mã). Giai đoạn đầu dù đạt một số hiệu quả nhất định, song vẫn còn các bất cập như khả năng vận chuyển chỉ đạt khoảng 42 hành khách/lượt (chưa bằng 50% so với sức chứa của xe buýt nhanh); quy hoạch hướng tuyến, tổ chức làn đường, thẻ vé… chưa hợp lý.
Nếu so sánh nhu cầu đi lại của người dân và hệ thống phương tiện giao thông công cộng tại TPHCM hiện nay, thì việc sớm đầu tư hoàn thiện các tuyến buýt nhanh song song với các tuyến metro là rất cấp bách. Thiết nghĩ, trong bối cảnh số lượng phương tiện giao thông cá nhân như xe máy, ô tô ngày càng tăng nhanh, khiến tốc độ lưu thông càng chậm lại, tạo sự ngán ngại cho người đi đường thì việc kỳ vọng có được loại phương tiện giao thông công cộng hiệu quả thay thế đang được nhiều người trông đợi.
Hạn chế phương tiện giao thông cá nhân
Hiện TPHCM đang triển khai nhiều dự án giao thông đô thị lớn như metro, các tuyến xe buýt nhanh, giao thông xanh… Theo quy hoạch, đến năm 2050 TPHCM có 8 tuyến tàu điện ngầm (metro) và 6 tuyến buýt nhanh (BRT). Hai phương thức giao thông hiện đại này sẽ phục vụ khoảng trên 30% nhu cầu đi lại của người dân thành phố. Theo đó, trước mắt đối với BRT thành phố sẽ ưu tiên xây dựng tuyến BRT số 1 phát triển theo hành lang ưu tiên cao tuyến Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ nhằm góp phần hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, giảm ùn tắc giao thông. Tổng chiều dài tuyến buýt nhanh đầu tiên này là 23km theo lịch trình khai thác năm đầu kéo dài từ vòng xoay An Lạc đến ga Rạch Chiếc. Tuyến này gồm hai làn xe, mỗi làn rộng 3,5m đi kèm với các hạng mục như cải tạo 6 cầu bộ hành hiện hữu và xây mới 11 cầu bộ hành, 28 trạm dừng, 8 bãi đậu xe cá nhân, di dời các hệ thống cây xanh dọc tuyến... Tổng mức đầu tư là 143 triệu đô la Mỹ, trong đó vốn vay Ngân hàng Thế giới khoảng 123 triệu đô la Mỹ. Còn lại là vốn đối ứng. Suất đầu tư tính ra khoảng 3,5 triệu đô la Mỹ cho 1km (nếu so sánh với suất đầu tư các tuyến BRT trên thế giới thì mức này là trung bình).
Hiện dự án đang trong giai đoạn thiết kế. Dự kiến cuối năm nay xong thiết kế, để đến tháng 8-2018 sẽ thi công xây dựng. Và đến tháng 12-2019, chính thức được vận hành. Dự báo trong năm đầu tiên vận hành, tuyến BRT số 1 sẽ vận chuyển khoảng 10.000 lượt hành khách/ngày và sẽ tăng lên 20.000 lượt hành khách/ngày trong 5-10 năm tiếp theo. Tốc độ buýt nhanh tuyến này khoảng 30km/giờ, giúp rút ngắn được khoảng 25 phút di chuyển nếu so với phương tiện buýt thường hiện nay.
Hành lang Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ là một trục giao thông công cộng được đánh giá là rất quan trọng của TP. Nó giúp định hình mạng lưới vận tải hành khách công cộng đồng bộ, liên thông, tích hợp trong tương lai theo hướng bao gồm hệ thống các tuyến tàu điện ngầm, các tuyến buýt nhanh. Vì thế, trục giao thông này cần được triển khai càng sớm càng tốt.
Xây dựng đề án giao thông xanh
Hiện Sở Giao thông Vận tải TPHCM đang lấy ý kiến góp ý từ các nhà khoa học, chuyên gia trong ngành để hoàn thiện đề án giao thông xanh, nhằm sớm có phương án tối ưu xây dựng tuyến buýt nhanh, góp phần tăng lượng hành khách sử dụng phương tiện hành khách công cộng. Trên thực tế, các chuyên gia giao thông mới đây từng nhận định, để có giải pháp phù hợp nhất cho mô hình buýt nhanh tại TPHCM cần tính toán thật kỹ. Việc phối hợp đồng bộ các giải pháp như phân tích tình hình hình giao thông trên toàn tuyến, điều chỉnh hệ thống đèn tín hiệu giao thông, tính toán mặt cắt ngang từng giao lộ trên trục vận hành của tuyến buýt nhanh, có thể làm thử nghiệm. Sau đó, rút kinh nghiệm trước khi triển khai chính thức… Nếu không có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, dễ dẫn đến nhiều bất cập khó khắc phục về sau.
Bài học mà TPHCM cần tham khảo chính là tuyến buýt nhanh tại Hà Nội, bắt đầu hoạt động từ cuối tháng 12-2016 đến nay (tuyến Yên Nghĩa - Kim Mã). Giai đoạn đầu dù đạt một số hiệu quả nhất định, song vẫn còn các bất cập như khả năng vận chuyển chỉ đạt khoảng 42 hành khách/lượt (chưa bằng 50% so với sức chứa của xe buýt nhanh); quy hoạch hướng tuyến, tổ chức làn đường, thẻ vé… chưa hợp lý.
Nếu so sánh nhu cầu đi lại của người dân và hệ thống phương tiện giao thông công cộng tại TPHCM hiện nay, thì việc sớm đầu tư hoàn thiện các tuyến buýt nhanh song song với các tuyến metro là rất cấp bách. Thiết nghĩ, trong bối cảnh số lượng phương tiện giao thông cá nhân như xe máy, ô tô ngày càng tăng nhanh, khiến tốc độ lưu thông càng chậm lại, tạo sự ngán ngại cho người đi đường thì việc kỳ vọng có được loại phương tiện giao thông công cộng hiệu quả thay thế đang được nhiều người trông đợi.
Mục tiêu kiểm soát và hạn chế phát triển các phương tiện giao thông cá nhân tại TPHCM được xác định tại “Chương trình giảm ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông giai đoạn 2016 - 2020”, vốn là một trong 7 chương trình đột phá của TPHCM, song song với mục tiêu xây dựng “Thành phố thông minh”. Nếu các tuyến buýt nhanh sớm được đầu tư đưa vào vận hành sẽ có ý nghĩa mở đầu cho giai đoạn ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn; từng bước hạn chế và thay thế các phương tiện vận tải cá nhân; giúp thay đổi dần ý thức và nhận thức của người dân về vận tải hành khách công cộng; góp phần chỉnh trang đô thị; giảm lượng khí thải nhà kính; nâng cao chất lượng sống của người dân.