Lần đầu phóng tên lửa in 3D lên vũ trụ

Sau hai lần trì hoãn, ngày 23-3, Terran 1 - tên lửa in 3D đầu tiên trên thế giới - đã được phóng thành công lên vũ trụ.

Theo Relativity Space, tên lửa gặp phải sự cố bất thường trong quá trình phân tách ở tầng thứ hai khi hướng về quỹ đạo thấp của Trái đất. Dù không đạt được quỹ đạo mục tiêu, song vụ phóng thành công tên lửa Terran 1 đã chứng minh rằng tên lửa loại in 3D có thể chịu được sự khắc nghiệt của quá trình phóng lên và bay vào vũ trụ.

Tên lửa Terran 1 có chiều cao 33,5m, đường kính 2,2m là vật thể in 3D lớn nhất từ trước đến nay và được sản xuất bằng máy in kim loại 3D lớn nhất thế giới. Khoảng 85% các thành phần của tên lửa này được tạo ra bằng phương pháp in 3D dựa trên vật liệu hợp kim, bao gồm cả 9 động cơ Aeon 1 ở tầng thứ nhất và 1 động cơ Aeon Vacuum ở tầng thứ 2 của tên lửa. Tên lửa được thiết kế để có thể đưa khối lượng lên tới 1.250kg vào quỹ đạo thấp của Trái đất. Tên lửa in 3D này có số bộ phận ít hơn 100 lần so với tên lửa truyền thống. Chi phí và thời gian chế tạo tên lửa cũng ngắn hơn, chỉ trong khoảng 60 ngày.

Đọc nhiều nhất

Hồ sơ - tư liệu

Rắc rối từ hạn sử dụng thực phẩm

Không có tiêu chuẩn chung về hạn sử dụng thực phẩm, rất nhiều thực phẩm tốt bị loại bỏ vì hiểu nhầm hạn sử dụng... Tất cả gây lãng phí và làm gia tăng ô nhiễm môi trường. Liên hiệp quốc ước tính, thất thoát và lãng phí lương thực toàn cầu chiếm 8%-10% tổng ô nhiễm khí nhà kính.

Chính trường thế giới

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7)

Sáng 19-5, Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) chính thức khai mạc với sự kiện các nhà lãnh đạo G7 đến thăm Bảo tàng tưởng niệm hòa bình Hiroshima. Đây là lần đầu tiên, tất cả các nhà lãnh đạo G7, trong đó có 3 cường quốc hạt nhân là Mỹ, Anh và Pháp, cùng đến thăm Bảo tàng tưởng niệm Hiroshima.

Chuyện đó đây

Thiết bị cấy ghép giúp người bại liệt đi lại được

Theo công trình được công bố trên Tạp chí Nature, anh Gert-Jan Oskam, người Hà Lan, 40 tuổi, bị liệt trong một tai nạn xe đạp cách đây 12 năm, được cấy ghép thiết bị điện tử trong não. Khi anh suy nghĩ đến hành động đi, tín hiệu được đưa đến chân thông qua bộ phận cấy ghép thứ hai trên cột sống, giúp anh có thể đi lại.