Khi vợ chồng còn lắng nghe và chia sẻ được với nhau, đó là lúc cuộc sống hôn nhân vẫn còn giữ được lửa ấm, để thấy còn cần nhau và vì nhau trong cuộc đời này.
Bài hát bắt đầu bằng đoạn nhạc rap, nhạc trẻ bây giờ thường chuộng phong cách như vậy, nhưng bất chợt câu vọng cổ Ai đó từ nơi xa nhớ về quê thăm bến đò năm xưa… Nơi có mẹ đang trông ngóng ngày mong đêm - Bây sắp về chưa? (bài hát Về nghe mẹ ru), khiến tôi ngập ngừng, muốn nghe lại thật chậm từng ca từ, giai điệu. Có lẽ đâu đó trên con đường trưởng thành, lắm lúc người ta lại muốn về nhà nghe tiếng mẹ “ầu ơ”.
Nhiều người bảo, vợ chồng sống với nhau là phải chân thành, tính tình sao thì thể hiện vậy, nghĩ sao nói đó thì hôn nhân mới bền vững. Liệu rằng trong cuộc sống hôn nhân, sự bộc trực trong lời ăn, tiếng nói có phải là chất liệu tốt để gắn kết vợ chồng?
Khi nhà “lỡ” có F, cả gia đình phải làm sao? Đặc biệt với những bà mẹ bỉm sữa bất đắc dĩ bị rơi vào trường hợp là F, gia đình có con nhỏ phải sống như thế nào cho qua đợt cách ly? Tâm tình, nỗi lòng những bà mẹ là F trong mùa dịch dễ làm day dứt bao trái tim đồng cảm.
Đã qua rồi cái thời “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”. Cuộc sống hiện đại, muốn hạnh phúc vẹn toàn cần sự chung tay, thấu hiểu và sẻ chia từ cả hai phía.
Nói đến chuyện chăm sóc, vun vén cho một mái ấm, nhiều người hay cười xòa bảo dễ ợt, có gì khó đâu. Thế nhưng, chiêm nghiệm thực tế từ cách sống, cách ứng xử, giải quyết các vấn đề đời thường trong mỗi gia đình lại không hẳn chuyện gì cũng dễ. Vẫn tồn tại vô số lý do khiến giá trị hạnh phúc của nhiều gia đình gặp bao thử thách.
Suốt 2 tháng trời, cứ đến lớp là con khóc ngằn ngặt đòi về. Nhiều lúc chị nghĩ, hay chuyển trường để con thay đổi không gian. Còn chồng chị thì nghĩ, hay cho con mình ở nhà thêm. Câu chuyện gửi con ở phố thị là muôn nỗi lo toan.
Không có đám cưới vàng, cũng chẳng có đám cưới kim cương với những lời chúc tụng hay bữa tiệc hoành tráng. Với nhiều đôi vợ chồng già, sự gắn kết, thấu hiểu và cùng nhau nắm tay đi đến ngày hôm nay mới quan trọng hơn tất thảy.
Ngày con gái tôi chào đời, người thân, bạn bè, bà con lối xóm… đều chúc tụng. Tuy nhiên, sâu thẳm trong niềm hân hoan đó, không ít bạn bè đồng liêu vỗ vai, cười cười ngán ngẩm. Gần 60 tuổi rồi mà còn ẵm bồng, chăm sóc, dỗ dành đứa con đỏ hỏn. Ừ! Chắc chắn là cực rồi! Nhưng, hạnh phúc lắm nha!
Căn bếp vẫn được ví là nơi ấm áp nhất trong nhà, là nơi người phụ nữ thể hiện sự đảm đang, tháo vát và tăng gia vị cho cuộc sống gia đình. Thế nhưng dường như đó chỉ là lời động viên nhau, còn thực tế, đôi khi nhiều người vợ, người mẹ dễ bị stress chỉ vì bữa cơm hàng ngày.
Gia đình nhỏ của bạn nên có gì, bên cạnh những cái ôm và nụ hôn tình thân? Những thứ được đề cập đến dưới đây, cũng có thể gọi là cần thiết tối thiểu cho một gia đình nhỏ.
“Về quê sao không rủ tao, đã nói là đang rảnh mà. Hai bác hồi này ngó bộ ngon lành ha?”. “Tao có về đâu, cái hình hôm qua tao đăng, chụp từ hồi tết rồi. Tháng trước, chị hai với anh rể tao về, nói tía má khỏe, cái chân ông già cũng bớt nhiều”. Câu trả lời làm tôi chưng hửng, từ hồi nào mà tình yêu thương dành cho ba mẹ chỉ có trên “phây” (Facebook) để làm màu với cư dân mạng thôi vậy.
Nhiều lần thấy con trai về nhà với vẻ mặt buồn, quần áo xộc xệch, lấm lem, chỉ chào mẹ qua loa rồi vội chạy lên phòng, linh cảm con gặp điều gì đó không vui ở trường, chị Phạm Thu Uyên (ngụ quận Thủ Đức TPHCM) lén theo dõi con mấy ngày sau giờ tan học và ngờ ngợ nhận ra những hờn tủi mà con trai chị phải chịu đựng.
“Khi yêu nhau, ảnh không uống bao nhiêu. Có lẽ vì đi học ở thành phố, đều là sinh viên nên cũng chẳng có tiền để đàn đúm bạn bè. Quen một thời gian, cưới rồi về làm dâu, mỗi lần về quê chồng miền Tây là tôi thấy một hình ảnh khác của chồng: uống từ sáng tới tối, xỉn ngủ rồi dậy nhậu tiếp.
“Có một nơi để về, đó là nhà; có một ai đó để yêu thương, đó là gia đình”. Gia đình được ví như là tổ ấm, nhưng với một số người thì gia đình như là một địa ngục, nơi mà họ bị đối xử bằng bạo lực và phải chịu những nỗi đau về thể xác, tinh thần.
“Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng”, câu tục ngữ quen thuộc phản ánh một thực tế về mối quan hệ giữa mẹ kế (dì ghẻ) hay cha dượng với con của người họ tái hôn...
“Mong ước kinh tế tăng trưởng như hiện nay, nhưng đạo đức xã hội bằng ngày xưa”, câu phát biểu vừa qua của một đại biểu Quốc hội đã tóm tắt một thực tế tình hình xã hội hiện nay khi ngày càng xuất hiện nhiều những câu chuyện buồn, trong đó có những bi kịch xuất phát từ hạnh phúc gia đình.