| |
Chính vì vậy, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát, Trưởng ban Chỉ đạo PCLB Trung ương chỉ đạo các lực lượng chức năng, các địa phương ở miền Trung (đặc biệt là Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế) phải tiến hành sơ tán ngay người dân ở những khu vực này. Đến 19 giờ ngày 14-10, các địa phương tâm bão đi qua gồm: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam đã cơ bản sơ tán xong 38.381 hộ với 155.000 người đến nơi an toàn. Việc dự trữ lương thực, nước uống, thuốc men… cũng đã được tiến hành.
Tính đến chiều 14-10, hầu hết các hồ chứa, hồ thủy điện ở miền Trung đã đầy và đang xả tràn. Khả năng các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế đến Quảng Nam và Bắc Tây Nguyên sẽ có mưa đặc biệt lớn (từ 400-600mm), lũ sẽ vượt báo động (BĐ) 2, BĐ 3. Chính vì vậy, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát yêu cầu ngay từ bây giờ các hồ chứa phải tiến hành xả nước. Nghiêm cấm việc khi có lũ lớn xả nước làm cho vùng hạ lưu bị ngập nặng.
Chiều 14-10, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã đến khu vực Tam Quang (Núi Thành) và TP Hội An để kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống bão số 11. Tại Hội An, sóng lớn tiếp tục xâm thực và đánh vỡ đoạn kè biển Cửa Đại khiến khu vực này bị sạt lở nghiêm trọng.
Trước đó, sáng cùng ngày, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã làm việc với UBND tỉnh Quảng Ngãi, Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn để chỉ đạo công tác phòng chống bão số 11; kiểm tra công tác ứng phó với bão số 11 của Nhà máy lọc dầu Dung Quất, thị sát khu vực cảng Dung Quất.
![]() |
Người dân ven biển quận Sơn Trà (Đà Nẵng) cột, chèn tàu thuyền tránh bão. Ảnh: NGUYÊN HÙNG |
Từ 16 giờ ngày 14-10, Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP Đà Nẵng đã triển khai lực lượng chốt chặn, không cho các phương tiện qua lại trên cầu Trần Thị Lý, Sông Hàn, cầu Rồng, cầu Thuận Phước. Riêng 2 tuyến đường ven biển là Nguyễn Tất Thành và Hoàng Sa nghiêm cấm từ 17 giờ cùng ngày. Vì vậy nhiều người đã không kịp về, buộc phải ngủ lại cơ quan, xí nghiệp hoặc tìm nhà người thân để ở qua đêm.
Do ảnh hưởng mưa bão số 11, từ đêm 14-10, mực nước trên các sông từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi bắt đầu lên, sau đó mưa, lũ sẽ lan dần ra các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An và Bắc Tây Nguyên. Đợt mưa, lũ này có thể kéo dài tới 3 – 4 ngày, mực nước đỉnh lũ trên các sông từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi và Bắc Tây Nguyên có khả năng đạt mức báo động BĐ 2 – BĐ3, có nơi trên BĐ3. Các tỉnh Nghệ An, Đắk Lắk có khả năng đạt mức BĐ1-BĐ2, có nơi trên BĐ2. Đề phòng lũ quét, sạt lở đất có thể xảy ra ở vùng núi các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Ngãi khu vực Bắc Tây Nguyên.
* Sáng 14-10, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Văn Cao đi kiểm tra công tác đảm bảo an toàn hồ chứa tại hồ thủy điện Hương Điền trên thượng nguồn sông Bồ. Tại đây, Nhà máy thủy điện Hương Điền không chấp hành nghiêm túc việc xả lũ để đảm bảo đón lũ. Để đảm bảo hạ mức nước xuống cao trình 56m trước 17 giờ ngày 14-10, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế yêu cầu thủy điện Hương Điền tăng dần lưu lượng xả thêm 200m³/giây/lần để đạt mức xả 1.000m³/giây vào lúc 13 giờ ngày 14-10. |
Các tin, bài viết khác
-
TPHCM tiếp tục nắng nóng trong 3 ngày tới
-
Lại lo ngập khi vào mùa mưa
-
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới suy yếu dần thành một vùng áp thấp
-
Ưu tiên vốn đầu tư giao thông khu vực Nam bộ
-
102 triệu USD giúp doanh nghiệp Việt Nam tiết kiệm năng lượng
-
Nâng cao năng lực dự báo và phòng chống thiên tai
-
TPHCM kiến nghị Bộ KH-ĐT đầu tư 36 dự án chống ngập
-
Biển Đông xuất hiện áp thấp nhiệt đới đầu tiên trong năm 2017
-
Đổi đất lấy hạ tầng chỉ dành cho trường hợp cấp bách
-
Năm nay có khoảng 13 - 15 cơn bão