Đất lún và công tác quản lý khai thác nước ngầm

Đất lún và công tác quản lý khai thác nước ngầm

Thắt chặt việc khai thác nước ngầm-một trong những nguyên nhân quan trọng gây lún sụt đất cùng ngập nước ở TPHCM, đã được triển khai từ nhiều năm nay, trong đó UBND TPHCM đã giao việc rất cụ thể cho Sở Tài nguyên - Môi trường, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn và chính quyền các địa phương.

Theo quy định này, trên cơ sở những khu vực được Tổng Công ty Cấp nước xác định đã cung cấp đủ nước sạch, Sở Tài nguyên - Môi trường sẽ nghiên cứu và yêu cầu chính quyền địa phương phối hợp hạn chế không cho người dân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội khai thác nước ngầm.

Kết quả cho thấy có sự tương quan rất cao giữa lún đất và khai thác nước ngầm.

Kết quả cho thấy có sự tương quan rất cao giữa lún đất và khai thác nước ngầm.

Tuy nhiên, nghiên cứu của Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lê Văn Trung, giảng viên Trường Đại học Bách khoa TPHCM, cho thấy TPHCM vẫn đang lún. Tất nhiên, có nhiều nguyên nhân gây lún như do tình trạng đô thị hóa, bê tông hóa mặt đất đã làm gia tăng diện tích bề mặt không thấm nước, rồi tình trạng san lấp sông, kênh rạch… đã làm hạn chế nguồn bổ cập nước tự nhiên cho các tầng nước dưới đất… Thế nhưng, trong tất cả các nguyên nhân ấy, nguyên nhân khai thác nước ngầm quá mức vẫn là quan trọng nhất.

Theo Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lê Văn Trung, từ năm 2000 mực nước ngầm đã hạ thấp từ 2m-3m/năm và liên tục từ 1994 đến nay mực nước đã hạ xuống sâu hơn 20m. Cùng với sự phát triển nhanh các công trình xây dựng trên mặt đất, việc khai thác nước ngầm quá mức… đã gây nên biến dạng bề mặt đất và lún đất. Không phải ngẫu nhiên mà tình trạng lún diễn ra chủ yếu ở các quận 2, 6, 7, 8, 9, 12, Tân Phú, Bình Thạnh, Thủ Đức, Bình Chánh, Hóc Môn , Nhà Bè-những nơi có tốc độ đô thị hóa nhanh và trước kia mạng cung cấp nước sạch của Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn chưa vươn tới.

Hệ thống nước sạch không đáp ứng kịp nhu cầu sử dụng, nên số lượng giếng khoan tăng rất nhanh, từ năm 1995 đến nay tăng gấp 6 lần.

Hệ thống nước sạch không đáp ứng kịp nhu cầu sử dụng, nên số lượng giếng khoan tăng rất nhanh, từ năm 1995 đến nay tăng gấp 6 lần.

Điều gì đang xảy ra? Phải chăng công tác quản lý khai thác nước ngầm chưa đạt được kết quả như mong muốn? Thật khó có câu trả lời khác trong bối cảnh này khi mà ngay cả Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lê Văn Trung cũng khẳng định, từ năm 1995 đến nay số lượng giếng khoan đã tăng 6 lần (?).

Như vậy, một câu hỏi nữa lại được đặt ra: ai, đơn vị nào phải chịu trách nhiệm về vấn đề này? Nhất là trong bối cảnh biến đổi  khí hậu, mực nước ngầm giảm sút sẽ là cơ hội cho nước mặn (từ biển) xâm nhập vào đất liền, ảnh hưởng đến vật nuôi, cây trồng và kể cả công tác cung cấp nước ngọt cho người dân, đang diễn biến rất nghiêm trọng.

Sơn Lam

Tin cùng chuyên mục