Tháng 12 năm ngoái, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) đã quyết định công nhận nghệ thuật bài chòi Trung bộ Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Như thế, cùng với hát xoan Phú Thọ được đưa ra khỏi danh sách di sản có nguy cơ “tuyệt chủng”, Việt Nam đã có tổng cộng 12 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận, một thành tích phi thường đối với bất cứ quốc gia nào.
Nhưng con số vẫn chỉ là con số được dùng để làm đẹp, làm tròn trịa các báo cáo tổng kết cuối năm. Và chúng ta không khỏi giật mình khi biết sự thật không phải là màu hồng ẩn giấu đằng sau những tấm bằng cấp. Cách đây mấy năm, khi đờn ca tài tử Nam bộ lên ngôi với tấm bằng công nhận của UNESCO, chúng ta đã hoan hỉ, mong chờ sự lột xác của một loại hình nghệ thuật độc đáo, song thời gian qua đi và “tài tử” vẫn chỉ là tài tử như chưa từng có sự vinh danh. Sự thật là chúng ta cũng có tổ chức một số cuộc liên hoan rình rang tầm cỡ khu vực, cũng có một chương trình giáo dục dành cho bậc phổ thông ở tỉnh Bạc Liêu, song tình hình… vẫn rất tình hình khi lớp trẻ thờ ơ với bản sắc dân tộc.
Có thể thấy rõ điều chua chát này qua “đầu vào” tuyển sinh èo uột “chuột chạy cùng sào mới vào cải lương” của các trường đào tạo nghệ thuật dù được hỗ trợ 70% học phí.
Nhưng con số vẫn chỉ là con số được dùng để làm đẹp, làm tròn trịa các báo cáo tổng kết cuối năm. Và chúng ta không khỏi giật mình khi biết sự thật không phải là màu hồng ẩn giấu đằng sau những tấm bằng cấp. Cách đây mấy năm, khi đờn ca tài tử Nam bộ lên ngôi với tấm bằng công nhận của UNESCO, chúng ta đã hoan hỉ, mong chờ sự lột xác của một loại hình nghệ thuật độc đáo, song thời gian qua đi và “tài tử” vẫn chỉ là tài tử như chưa từng có sự vinh danh. Sự thật là chúng ta cũng có tổ chức một số cuộc liên hoan rình rang tầm cỡ khu vực, cũng có một chương trình giáo dục dành cho bậc phổ thông ở tỉnh Bạc Liêu, song tình hình… vẫn rất tình hình khi lớp trẻ thờ ơ với bản sắc dân tộc.
Có thể thấy rõ điều chua chát này qua “đầu vào” tuyển sinh èo uột “chuột chạy cùng sào mới vào cải lương” của các trường đào tạo nghệ thuật dù được hỗ trợ 70% học phí.
Khởi sắc hơn là bằng UNESCO cấp cho “thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ” nhưng ở nghĩa trần trụi là hầu đồng sặc mùi mê tín, trục lợi cá nhân với cái giá cho một lần “lên đồng” 50-100 triệu đồng tùy đẳng cấp “sao” của các diễn viên kịch hát dân tộc. Như vậy thì còn đâu cái cốt lõi nhất của nghi thức này là tinh thần thờ Mẫu - Mẹ, truyền thống tôn vinh đấng sinh thành. Và bà Liễu Hạnh - một trong “tứ bất tử” của Việt Nam - chắc hẳn cũng phải nhỏ lệ được biết ở hạ giới người ta kiếm bạc tỷ nhờ “thương hiệu” mang tên bà.
Trong cơn sốt “bằng cấp”, gần như địa phương nào cũng cố gắng lập hồ sơ vinh danh di sản văn hóa phi vật thể từ điệu hát, câu hò đến bộ đồ mặc trên người bất chấp tổn phí cao ngất ngưởng. Theo một tài liệu nước ngoài, ở Trung Quốc chi phí cho một tấm bằng UNESCO vào khoảng trên dưới 2 triệu USD, từ lập hồ sơ, quay clip quảng bá, mời chào chuyên gia thẩm định… đủ loại hữu hình và vô hình. Bởi vậy, các nước phát triển, dù có tiền vẫn thờ ơ, nhường danh hiệu cho các nước đang phát triển rất thích “thành tích”. Mà không có bằng này, cấp kia, họ vẫn có ý thức bảo tồn, gìn giữ và phát huy các truyền thống văn hóa một cách hết sức bài bản, chuẩn xác đến từng chi tiết phục dựng, không thừa không thiếu, toát lên bản sắc văn hóa dân tộc. Một điều đáng học hỏi là họ cần tấm bằng thực chất, chứ không phải tấm bằng trang điểm, tấm bằng treo tường cho oai.
Có thể lấy vài ví dụ vì sự thực dụng “có thực mới vực được đạo”. Như ở Ý, trong đợt cấp bằng UNESCO năm 2017, người ta đã chọn món ăn pizza Napoli làm đối tượng đề đạt xét tặng. Hơn 2 triệu người Ý đã ký tên vào bản thỉnh cầu và khi tên tuổi món ăn được xướng tên, Bộ trưởng Nông nghiệp Ý đã viết trên mạng xã hội Twitter hàng chữ duy nhất “chiến thắng”. Phải biết rằng các chuyên gia kỹ tính nhất của UNESCO xét trao bằng không phải vì công thức chế biến cầu kỳ mà bởi các nghi thức, công đoạn chế biến mang tính văn hóa phổ quát, có lịch sử hàng trăm năm. Món pizza có 4 công đoạn chế biến, từ nhào bột cho đến nướng trên lò củi, được lưu truyền nhiều đời ở miền Nam đất nước hình chiếc ủng. Đỉnh điểm của cách chế biến là đầu bếp xoay tròn miếng bột cho thấm đẫm ôxy và cứ như thế pizza đã trở thành “đại sứ văn hóa” của nước Ý.
Hay một ví dụ khác về “tình yêu đi qua bao tử” là món Kim chi Hàn Quốc cũng vừa được UNESCO tôn vinh là di sản văn hóa phi vật thể. Người Hàn đã giới thiệu không phải công thức chế biến bắp cải mà là các nghi thức hết sức độc đáo khi những người phụ nữ bận bộ đồ dân tộc nhiều màu lựa bắp cải, muối bắp cải, ủ chua và cách sử dụng như một nghi lễ thần thánh, toát lên bản sắc văn hóa không thể tìm thấy ở bất cứ đâu. Và nhìn ra ngoài như thế mới thấy chúng ta quá máy móc. Trước đây, Huế cũng đã thử làm hồ sơ cấp phép cho thương hiệu bún bò Huế theo một quy trình chuẩn, nhưng rồi tất cả cũng trôi vào quên lãng. Đã đến lúc phải nhìn nhận vấn đề hết sức nghiêm túc khi gắn văn hóa với du lịch, và tại sao chúng ta không chọn các món ăn trong kho tàng ẩm thực Việt để làm “đại sứ văn hóa”, một tấm các vi dít cho đất nước? Cần biết mới đây đài CNN đã chọn phở và gỏi cuốn Nam bộ nằm trong 33 món ăn nổi tiếng nhất thế giới.
Trong cơn sốt “bằng cấp”, gần như địa phương nào cũng cố gắng lập hồ sơ vinh danh di sản văn hóa phi vật thể từ điệu hát, câu hò đến bộ đồ mặc trên người bất chấp tổn phí cao ngất ngưởng. Theo một tài liệu nước ngoài, ở Trung Quốc chi phí cho một tấm bằng UNESCO vào khoảng trên dưới 2 triệu USD, từ lập hồ sơ, quay clip quảng bá, mời chào chuyên gia thẩm định… đủ loại hữu hình và vô hình. Bởi vậy, các nước phát triển, dù có tiền vẫn thờ ơ, nhường danh hiệu cho các nước đang phát triển rất thích “thành tích”. Mà không có bằng này, cấp kia, họ vẫn có ý thức bảo tồn, gìn giữ và phát huy các truyền thống văn hóa một cách hết sức bài bản, chuẩn xác đến từng chi tiết phục dựng, không thừa không thiếu, toát lên bản sắc văn hóa dân tộc. Một điều đáng học hỏi là họ cần tấm bằng thực chất, chứ không phải tấm bằng trang điểm, tấm bằng treo tường cho oai.
Có thể lấy vài ví dụ vì sự thực dụng “có thực mới vực được đạo”. Như ở Ý, trong đợt cấp bằng UNESCO năm 2017, người ta đã chọn món ăn pizza Napoli làm đối tượng đề đạt xét tặng. Hơn 2 triệu người Ý đã ký tên vào bản thỉnh cầu và khi tên tuổi món ăn được xướng tên, Bộ trưởng Nông nghiệp Ý đã viết trên mạng xã hội Twitter hàng chữ duy nhất “chiến thắng”. Phải biết rằng các chuyên gia kỹ tính nhất của UNESCO xét trao bằng không phải vì công thức chế biến cầu kỳ mà bởi các nghi thức, công đoạn chế biến mang tính văn hóa phổ quát, có lịch sử hàng trăm năm. Món pizza có 4 công đoạn chế biến, từ nhào bột cho đến nướng trên lò củi, được lưu truyền nhiều đời ở miền Nam đất nước hình chiếc ủng. Đỉnh điểm của cách chế biến là đầu bếp xoay tròn miếng bột cho thấm đẫm ôxy và cứ như thế pizza đã trở thành “đại sứ văn hóa” của nước Ý.
Hay một ví dụ khác về “tình yêu đi qua bao tử” là món Kim chi Hàn Quốc cũng vừa được UNESCO tôn vinh là di sản văn hóa phi vật thể. Người Hàn đã giới thiệu không phải công thức chế biến bắp cải mà là các nghi thức hết sức độc đáo khi những người phụ nữ bận bộ đồ dân tộc nhiều màu lựa bắp cải, muối bắp cải, ủ chua và cách sử dụng như một nghi lễ thần thánh, toát lên bản sắc văn hóa không thể tìm thấy ở bất cứ đâu. Và nhìn ra ngoài như thế mới thấy chúng ta quá máy móc. Trước đây, Huế cũng đã thử làm hồ sơ cấp phép cho thương hiệu bún bò Huế theo một quy trình chuẩn, nhưng rồi tất cả cũng trôi vào quên lãng. Đã đến lúc phải nhìn nhận vấn đề hết sức nghiêm túc khi gắn văn hóa với du lịch, và tại sao chúng ta không chọn các món ăn trong kho tàng ẩm thực Việt để làm “đại sứ văn hóa”, một tấm các vi dít cho đất nước? Cần biết mới đây đài CNN đã chọn phở và gỏi cuốn Nam bộ nằm trong 33 món ăn nổi tiếng nhất thế giới.