Mùng 1, hái lộc đầu năm với ngư dân Quảng Ngãi

Mùng 1 tết, ngày 5-2 dương lịch, không khí tết tràn ngập khắp nơi, ở khắp các vùng biển tỉnh Quảng Ngãi, người dân nô nức ra đường. Những ngư dân làng chài gác lại phiên biển, đến chùa hái lộc cầu an. Đây là nét đẹp văn hóa truyền thống từ ngàn đời xưa của ngư dân xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Ngay từ rạng sáng mùng 1 tết, hàng trăm người dân đổ về con hẻm dẫn đến chùa Phước Thiện, xã Bình Hải, những cô gái, chị em, đến các bà cụ đều mặc áo dài đến chùa hái lộc đầu năm.

Mùng 1, hái lộc đầu năm với ngư dân Quảng Ngãi ảnh 1 Gần chùa Phước Thiện đông đúc người dân đổ về. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Bên trong chùa Phước Thiện đã dựng một cây lộc xuân với hàng nghìn “mầm lộc” được treo chi chít, chỉ chờ tay người đến hái. Ở làng biển, những người đi hái lộc khi có “mầm lộc” sẽ được các sư trong chùa dẫn qua bàn “nhận lộc” . Món lộc nhỏ có thể là bật lửa, chuỗi vòng hạt từ những tăng ni, Phật tử trao lại.
Mùng 1, hái lộc đầu năm với ngư dân Quảng Ngãi ảnh 2
 
Mùng 1, hái lộc đầu năm với ngư dân Quảng Ngãi ảnh 3 Những đứa trẻ được mẹ đưa đến để hái lộc đầu năm. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Mùng 1 đi chùa là nét văn hóa của cư dân nơi đây, và thông lệ hái lộc đầu năm được chùa Phước Thiện lưu giữ, vậy nên, ai cũng cố gắng đến chùa hái lộc xuân mang về nhà. 

Mùng 1, hái lộc đầu năm với ngư dân Quảng Ngãi ảnh 4 Mỗi "mầm lộc" có ghi các con số và người hái lộc đưa con số đến bàn để các sư "cho lộc". Ảnh: NGUYỄN TRANG
 
Mùng 1, hái lộc đầu năm với ngư dân Quảng Ngãi ảnh 5 Các phật tử hướng dẫn mọi người đã hái lộc đến chỗ các sư thầy "nhận lộc". Ảnh: NGUYỄN TRANG

Sau khi hái lộc, những ngư dân đi biển tiếp tục đi bộ đến Dinh Bà Chúa Ngọc để cầu chuyến biển “xuất hành” đầu năm may mắn.

Mùng 1, hái lộc đầu năm với ngư dân Quảng Ngãi ảnh 6 Tiếp tục di chuyển đến Dinh bà sau khi hái lộc ở chùa. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Dinh Bà Chúa Ngọc nằm ở lưng chừng triền đồi núi Mân, thuộc xóm 1, thôn Phước Thiện, theo ông Nguyễn Tròn (thôn Phước Thiện, xã Bình Hải), tương truyền Bà Chúa Ngọc là em của ông Đại Tướng Quân, hay gọi thần Nam Hải.

Dinh Bà nằm sát biển, lấy Hòn Cò làm án, hai doi đá nhô ra hai bên làm tả Thanh Long và hữu Bạch Hổ nơi là thuyền buồm ngày xưa qua lại dọc theo bờ biển. Quang cảnh minh đường của Dinh Bà Chúa Ngọc sáng và rộng, vào mùa tháng 2 âm lịch, từng đàn chim bay về theo dọc bãi biển bắt cá, nhìn ra xa một màu trắng xóa.

Ông Tròn cho biết: “Ngư dân trước khi đi biển đều đến Dinh Bà để cầu xin chuyến biển no ấm, bình an”. Ông Tròn đến nay là năm thứ 8 ông trông nom Dinh, người làm chủ Dinh Bà phải thường xuyên lo chăm sóc, dọn dẹp, bởi khi dân làng yên ổn, ít đau ốm thì mới được tiếp tục bầu làm chủ Dinh Bà.
Mùng 1, hái lộc đầu năm với ngư dân Quảng Ngãi ảnh 7 Những con thuyền xếp lại nằm im sau những ngày ra khơi. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Ngoài ra, trong xã Bình Hải có 2 lăng thờ ông Nam Hải ở Phước Thiện và Thanh Thủy, trong đó, lăng vạn Thanh Thủy vẫn còn giữ 6 sắc phong của vua Nguyễn ban cho và nhiều hoành phi, câu đối chữ Hán.

Tin cùng chuyên mục