Tin nóng buổi trưa của SGGPO ngày 25-3 có các thông tin: Đưa ngư dân bị giảm áp do lặn sâu từ Trường Sa về đất liền điều trị; Đình chỉ hoạt động khu du lịch Dreamer In The Forest do có hành vi thu tiền trái phép; Khởi tố cặp vợ chồng "diễn xiếc" trên đèo Hải Vân…
Từ sáng đến chiều 19-3, hàng chục tàu thuyền của bà con ngư dân ở tỉnh Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Nghệ An cập cảng cá Cửa Sót (xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà - cảng cá lớn nhất ở Hà Tĩnh) trúng đậm hàng tấn cá cơm các loại và được các thương lái chờ thu mua ngay tại bến cảng.
Tổng Công ty Điện lực TPHCM (EVNHCMC) vừa phối hợp tổ chức lễ phát động chương trình Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển do Báo Pháp luật TPHCM thực hiện.
Ngày 12-3, ông Phạm Văn Liệu, Chủ tịch UBND xã Hải Ninh (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình), cho biết, hai ngày cuối tuần ngư dân trúng đậm cá đù, đem lại thu nhập cao.
Tin nóng buổi tối của SGGPO ngày 12-3 có các thông tin: Đầu tư tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình và Gia Nghĩa - Chơn Thành theo hình thức đối tác công tư; Ngăn chặn nhóm thanh thiếu niên mang hung khí đi hỗn chiến ở quận 12; Xử lý vụ việc nữ sinh lớp 6 bị đánh hội đồng ở Bình Phước; ...
Ngày 10-3, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam (Cục Hàng hải Việt Nam – Bộ GTVT) cho biết, đã kịp thời cứu nạn một ngư dân bị tai biến trên biển về đất liền chữa trị.
Những ngày đầu tháng 3-2023 đến nay, tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi, từng tốp ngư dân ở vùng ven biển xã Thịnh Lộc (huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) sử dụng các phương tiện thủ công tập trung về dọc bờ biển hành nghề bủa lưới theo hình vòng cung, rồi “đi giật lùi” để đánh bắt, kéo cá vào bờ. Nhiều tổ tham gia đánh bắt ở gần bờ liên tục trúng lớn các mẻ cá tôm, có tổ đánh bắt được giá trị kinh tế từ 20 đến hơn 30 triệu đồng/ngày.
Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã kịp thời hỗ trợ lương thực, thực phẩm, nước ngọt cho hơn 500 ngư dân trên 131 tàu cá đang khai thác trên vùng biển Trường Sa thì bị cạn lương thực do thời tiết xấu.
Do điều kiện thời tiết không thuận lợi, 131 tàu cá của ngư dân huyện đảo Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) không thể trở về đảo như dự kiến, dẫn đến nguồn lương thực bị cạn kiệt.
Những năm qua, vùng biển gần bờ của tỉnh Bình Thuận, nơi được đánh giá là một trong 3 ngư trường trọng điểm của cả nước, bị khai thác cạn kiệt, hệ sinh thái và nền đáy biển bị tàn phá, nhiều loài hải sản đặc trưng có giá trị kinh tế cao bị suy giảm nghiêm trọng.
Sáng 23-2, ông Nguyễn Thanh Hùng, Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá xã Bình Châu (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) cho biết, một tàu cá địa phương trong lúc đánh bắt tại vùng biển Hoàng Sa thì bị chìm, 4 ngư dân đã được cứu vớt an toàn.
Theo Hội nghề cá TP Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang), hiện có khoảng 50% hội viên đang bên bờ vực phá sản, 20% đang bị ngân hàng giữ tàu để xử lý nợ. Số còn lại cầm cự qua ngày.
Sáng 13-2, tại địa bàn các huyện, thành phố, thị xã ở tỉnh Hà Tĩnh bất ngờ xuất hiện đợt sương mù dày đặc, phủ kín khắp nơi kéo dài trong nhiều giờ đồng hồ.
Trưa 11-2, ông Trần Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND xã Thịnh Lộc (huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) cho biết, 2 tàu cá của ngư dân trên địa bàn đã ra khơi và trúng đậm hàng tấn cá đù biển.
Chiều 10-2, thông tin từ ngư dân Lê Xuân Tiến (60 tuổi, trú tại xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh), liên tiếp trong nhiều ngày gần đây, tàu cá của ông đã ra khơi và trúng đậm hàng tấn cá đù biển, thu về hàng trăm triệu đồng.
Sau rằm tháng Giêng, hàng ngàn tàu cá của ngư dân các tỉnh như Bình Thuận, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu... đã đồng loạt “mở biển”, vươn khơi khai thác hải sản. Không chỉ bám biển mong một mùa đánh bắt bội thu, ngư dân còn nêu cao tinh thần bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Ngày 3-2, ông Nguyễn Thành Chung, Chủ tịch UBND xã Kỳ Xuân (huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) cho biết, khoảng 3 ngày nay, thời tiết thuận lợi, biển lặng, nhiều bà con ngư dân trên địa bàn ra khơi đánh bắt và trúng đậm các mẻ cá cơm biển tươi rói, bán được giá cao.
Sau Tết Nguyên đán Quý Mão, các ngư dân Quảng Ngãi chuẩn bị tàu để vươn khơi đánh bắt đầu năm. Để có đủ lao động, chủ tàu đã phải tìm lao động từ nhiều tháng trước và phải ứng tiền trước để giữ chân.