Nâng cao khả năng thích ứng trước sự thay đổi của khí hậu

Là một trong 10 thành phố trên thế giới được dự báo sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu (BĐKH), TPHCM đã và đang triển khai nhiều chương trình, kế hoạch thích ứng với BĐKH. Mới đây nhất, ngày 15-5-2013, TPHCM đã ban hành kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH từ nay đến năm 2015, trong đó nhấn mạnh đến yếu tố nâng cao khả năng thích ứng của người dân, các cơ quan tổ chức trước sự thay đổi của khí hậu.
Nâng cao khả năng thích ứng trước sự thay đổi của khí hậu

Là một trong 10 thành phố trên thế giới được dự báo sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu (BĐKH), TPHCM đã và đang triển khai nhiều chương trình, kế hoạch thích ứng với BĐKH. Mới đây nhất, ngày 15-5-2013, TPHCM đã ban hành kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH từ nay đến năm 2015, trong đó nhấn mạnh đến yếu tố nâng cao khả năng thích ứng của người dân, các cơ quan tổ chức trước sự thay đổi của khí hậu.

Xây dựng kế hoạch thích ứng

Kế hoạch ứng phó với BĐKH của TPHCM được lồng ghép trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của thành phố, từ nghiên cứu khoa học đến quy hoạch, thực hiện quy hoạch và y tế, an ninh quốc phòng.

Các giải pháp thực hiện kế hoạch   thích ứng với BĐKH của TPHCM

Về tài chính, Nhà nước đảm bảo nguồn lực cần thiết, đồng thời huy động sự đóng góp của cộng đồng quốc tế và trong nước cho công tác thích ứng với BĐKH. Nhà nước sẽ tạo cơ sở pháp lý khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế-xã hội, các tổ chức trong và ngoài nước đầu tư cho việc ứng phó với BĐKH. Đẩy mạnh thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư, giới thiệu, tìm kiếm các nguồn hỗ trợ kinh nghiệm, công nghệ và tài chính. Các chương trình, dự án thuộc Kế hoạch hành động thích ứng với BĐKH sẽ được xem xét miễn giảm thuế theo các quy định của pháp luật.

Về nhân lực, tăng cường công tác cán bộ, sắp xếp cán bộ có đủ năng lực, chuyên môn và khả năng quản lý, điều hành các chương trình, dự án nhằm tránh thất thoát, lãng phí. Thường xuyên cập nhật thông tin và nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ

T.Đ.

Theo đó, trước hết UBND TPHCM giao Sở KH-CN chủ trì phối hợp với các ngành triển khai các công trình nghiên cứu về BĐKH nhằm cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn, các giải pháp hỗ trợ cho việc thực hiện kế hoạch hành động thích ứng với BĐKH của TPHCM.

Đơn vị thứ hai được UBND TPHCM giao nhiệm vụ là Sở QH-KT. Sở QH-KT phối hợp với Sở Xây dựng, Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM, Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập, Sở GT-VT và các đơn vị liên quan xây dựng và thực hiện các chương trình nhằm tích hợp mục tiêu thích ứng với BĐKH trong quy hoạch đô thị và kiến trúc của TPHCM. Lồng ghép yếu tố BĐKH trong công tác lập, quản lý quy hoạch và quản lý đô thị; rà soát, bổ sung các quy hoạch ngành trọng điểm (giao thông, thoát nước, hồ điều tiết…) theo hướng giảm thiểu tác động của BĐKH với sự vận hành của đô thị, đồng thời tăng cường năng lực quản lý và nâng cao nhận thức cộng đồng trong các vấn đề liên quan.

Sở TN-MT, Sở NN-PTNT, Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước có trách nhiệm chính trong việc quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên nước. Triển khai thực hiện tốt quy hoạch thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng lực phòng chống lụt bão, nước biển dâng, hạn hán và hạn chế xâm nhập mặn trong bối cảnh BĐKH. Sở NN-PTNT có trách nhiệm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai do BĐKH, đồng thời tạo cơ hội phát triển bền vững các lĩnh vực của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trong điều kiện BĐKH. UBND TPHCM giao Sở Y tế tăng cường công tác y tế, phòng chống các dịch bệnh do BĐKH gây ra. Bộ Tư lệnh TPHCM và Công an TPHCM đánh giá tác động của BĐKH trong khu vực phòng thủ của TPHCM, trên các tuyến đường bộ và đường thủy nội địa; đề xuất chương trình ứng phó và giảm thiểu thiệt hại của BĐKH đối với nhiệm vụ quân sự, quốc phòng.

Nâng cao khả năng thích ứng trước sự thay đổi của khí hậu ảnh 1

Sạt lở một đoạn ven bờ sông tại quận Bình Thạnh, TPHCM. Ảnh: PHẠM KIM NGÂN

Nỗ lực giảm thiểu BĐKH

Bên cạnh kế hoạch thích ứng với BĐKH, TPHCM cũng xây dựng một số nhóm nhiệm vụ phải thực hiện nhằm hạn chế và giảm bớt sự nóng lên của trái đất, tạo ra hiện tượng BĐKH. Nhiệm vụ đầu được giao cho Sở Công thương chủ trì thực hiện nâng cao hiệu quả sử dụng và tiết kiệm năng lượng; phát triển và phổ biến các công nghệ tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng; nghiên cứu, phát triển, quy hoạch, xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư phát triển và đưa vào sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, năng lượng sinh học.

Sở TN-MT thực hiện quản lý chất thải đô thị, chất thải công nghiệp, nguy hại và y tế theo hướng giảm thiểu chất thải, tái sử dụng và tái chế chất thải, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn; sử dụng công nghệ hiện đại nhằm thu hồi và tận dụng khí nhà kính từ các khu vực chôn lấp chất thải. Văn phòng BĐKH tăng cường vận động và sử dụng hiệu quả các nguồn tài trợ của quốc tế bao gồm tài chính, kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ thông qua hợp tác song phương và đa phương; phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức và năng lực tự ứng phó với BĐKH cho cộng đồng; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao về ứng phó với BĐKH, đặc biệt là cho cán bộ quản lý đô thị.

Văn phòng BĐKH còn có trách nhiệm xây dựng, cập nhật kế hoạch hành động với BĐKH trên địa bàn thành phố theo từng giai đoạn. UBND TPHCM giao Sở KH-CN, Sở TN-MT, Sở TT-TT xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về BĐKH nhằm phục vụ công tác điều hành, quản lý, hoạch định chiến lược của thành phố.

Kế hoạch này có hiệu lực từ ngày ký15-5-2013. Quyết định được Chủ tịch UBND TPHCM đồng thời là Trưởng ban Chỉ đạo thích ứng với BĐKH của TPHCM Lê Hoàng Quân ký.

Một số chương trình, dự án ưu tiên thực hiện nhằm ứng phó với BĐKH

1. Đánh giá tác động của BĐKH với ngập lụt đô thị.

2. Nghiên cứu khả năng ứng phó với các biến cố mưa vượt tần suất thiết kế do BĐKH đối với hệ thống thoát nước đô thị.

3. Nghiên cứu ảnh hưởng của mực nước biển dâng tới các khu dân cư tập trung và xác định số dân, đặc biệt là số dân nghèo tại TPHCM bị ảnh hưởng bởi BĐKH.

4. Lập bản đồ phân vùng nguy cơ xảy ra sạt lở bờ sông do tác động của BĐKH.

5. Đánh giá mức độ khan hiếm nguồn nước ngọt tại TPHCM khi nước biển dâng.

6. Nghiên cứu ảnh hưởng của hiện tượng đảo nhiệt lên sức khỏe cộng đồng trong bối cảnh BĐKH.
7. Nghiên cứu và đề xuất giải pháp thích ứng với BĐKH trong sản xuất nông nghiệp và công tác phòng chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi.

8. Nghiên cứu, xây dựng cơ sở khoa học về các giải pháp quy hoạch kiến trúc thích ứng với BĐKH trong thực tiễn TPHCM.

9. Xây dựng bản đồ cảnh báo rủi ro ngập lụt.

10. Phát triển giao thông xanh TPHCM.

11. Lập thiết kế và xây dựng hồ điều tiết nước tại khu vực Gò Dưa, Thủ Đức.

12. Nâng cấp hệ thống đê, kè biển tại huyện Cần Giờ.       

S.L.

AN NHIÊN

Tin cùng chuyên mục