
Tiền quay lại ngân hàng
Sau một tuần mở cửa giao dịch kể từ sau kỳ nghỉ tết dài ngày, các ngân hàng cho biết số lượng người gửi tiết kiệm tăng mạnh, đặc biệt là khách hàng cá nhân. Theo đại diện Vietcombank tại TPHCM, sở dĩ lượng tiền nhàn rỗi quay về ngân hàng nhanh là vì trong 3 ngày đầu giao dịch (từ 21 đến 23-2), Vietcombank triển khai chương trình “Đón lộc đầu xuân Tết Mậu Tuất 2018” với tổng ngân sách 4 tỷ đồng, lì xì trực tiếp cho mỗi khách hàng từ 50.000 - 100.000 đồng. Theo quy luật phổ biến của ngành ngân hàng, tiền thường được rút ra trước tết và quay lại ngân hàng sau tết. Đó chính là lý do mà các ngân hàng tăng lãi suất kèm theo nhiều khuyến mãi hấp dẫn để hút nguồn tiền này về đơn vị mình. Cụ thể, VPBank tặng thêm 0,1% lãi suất cho khách hàng gửi tiết kiệm và lì xì may mắn cho những khách hàng đầu tiên đến gửi tiết kiệm trong 3 ngày đầu năm. Khách hàng cá nhân và DN gửi tiết kiệm đầu năm tại Sacombank sẽ được rút thăm trúng thưởng 100% lộc lì xì từ 20.000 - 150.000 đồng. Riêng SHB hiện còn lì xì tiền mặt và vàng SJC, với giá trị cao nhất lên tới 5 chỉ vàng SJC, cho các khách hàng cá nhân gửi tiền tại ngân hàng, áp dụng đến hết ngày 28-4…
Một lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TPHCM cho biết, lượng tiền gửi tiết kiệm về lại ngân hàng trước và sau tết giúp tăng thanh khoản cho toàn hệ thống, do đã có một lượng tiền lớn rút ra khỏi ngân hàng vào dịp cuối năm qua nên thanh khoản của hệ thống ở trạng thái eo hẹp. Thực tế cũng cho thấy, sau khi bơm ròng qua kênh tín phiếu để hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống trong dịp cuối năm, trong ngày thị trường trở lại giao dịch sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, NHNN cũng đã nhanh chóng hút bớt tiền về, giảm thiểu độ trễ cân đối nguồn. Cụ thể, trong ngày 22-2, cơ quan này đã trở lại chào thầu tín phiếu (công cụ chủ yếu để hút bớt tiền về thời gian qua và hiện nay - PV) với quy mô chào thầu khá lớn là 15.000 tỷ đồng; kỳ hạn tín phiếu cũng nới dài ra 14 ngày, thay cho kỳ hạn 7 ngày phổ biến trước đó. Theo đó, các tổ chức tín dụng cũng hấp thụ lượng lớn tín phiếu với 14.000 tỷ đồng. Diễn biến này một phần phản ánh, ngay sau mùa cao điểm thanh toán và chi trả Tết Nguyên đán vừa qua, dòng tiền đã dần trở lại hệ thống ngân hàng.
Lãi suất khó giảm
Thực tế cho thấy, không chỉ những ngày đầu năm mới Mậu Tuất mà trước Tết Nguyên đán, nhiều ngân hàng cũng đã đồng loạt tăng lãi suất để tranh thủ nguồn vốn từ các DN. Có ngân hàng thương mại còn cho nhân viên gọi điện thoại cho khách hàng thông báo chỉ cần gửi kỳ hạn 12 tháng sẽ được tăng lãi suất lên đến 8%/năm, trong khi trước đó không bao lâu, ngân hàng này chỉ tính lãi suất ở mức 7,4% cho kỳ hạn 12 tháng. Lý giải động thái này, TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế, cho biết việc các ngân hàng tăng mạnh lãi suất đầu vô trước tết chủ yếu là do yếu tố mùa vụ, chuẩn bị cho mùa kinh doanh cuối năm. Hiện tượng này là không đáng lo, vì chỉ xảy ra cục bộ ở một số ngân hàng. Riêng đầu năm, mặc dù hoạt động cho vay vẫn chưa khởi động (vì vẫn còn tâm lý “tháng Giêng là tháng ăn chơi”), nhưng các ngân hàng vẫn hút tiền ngay sau tết, do đang cơ cấu lại kỳ hạn của nguồn vốn. Lãnh đạo một ngân hàng cũng thông tin, đơn vị này tăng tốc tín dụng ngay từ quý đầu năm vì đã đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm 2018 khá cao. Bên cạnh đó, ngay sau Tết Nguyên đán là đã bước vào tháng 3 của năm nên các ngân hàng cần hút vốn để chuẩn bị kế hoạch cho vay trong quý 2 - thời điểm các DN bắt đầu cần vốn để thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Đánh giá về xu hướng lãi suất tiết kiệm trong thời gian tới, các chuyên gia trong ngành cho rằng, mặt bằng lãi suất thị trường chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố tỷ giá. Muốn lãi suất giảm thì tỷ giá phải ổn định. Trong khi đó, tỷ giá VND/USD trong những ngày sau Tết Nguyên đán hiện đang ở mức cao nhất trong một năm qua (giá bán ra tại Vietcombank ngày 27-2 là 22.785 đồng/USD). Bên cạnh đó, các yếu tố khác như lạm phát, chính sách tài khóa, thanh khoản, nợ xấu, mục tiêu tăng trưởng tín dụng và nợ công… cũng là những yếu tố tác động lớn đến lãi suất, nên lãi suất thời gian tới sẽ khó giảm, thậm chí ngân hàng sẽ tăng thêm lãi suất để hút được dòng tiền nhàn rỗi. Ông Huỳnh Trung Minh, chuyên gia tài chính - ngân hàng, cho rằng lãi suất huy động tiền gửi khó tăng cao, song cũng không thể giảm, nhất là khi dòng vốn có xu hướng chuyển dịch sang các kênh đầu tư khác như chứng khoán, bất động sản.
Sau một tuần mở cửa giao dịch kể từ sau kỳ nghỉ tết dài ngày, các ngân hàng cho biết số lượng người gửi tiết kiệm tăng mạnh, đặc biệt là khách hàng cá nhân. Theo đại diện Vietcombank tại TPHCM, sở dĩ lượng tiền nhàn rỗi quay về ngân hàng nhanh là vì trong 3 ngày đầu giao dịch (từ 21 đến 23-2), Vietcombank triển khai chương trình “Đón lộc đầu xuân Tết Mậu Tuất 2018” với tổng ngân sách 4 tỷ đồng, lì xì trực tiếp cho mỗi khách hàng từ 50.000 - 100.000 đồng. Theo quy luật phổ biến của ngành ngân hàng, tiền thường được rút ra trước tết và quay lại ngân hàng sau tết. Đó chính là lý do mà các ngân hàng tăng lãi suất kèm theo nhiều khuyến mãi hấp dẫn để hút nguồn tiền này về đơn vị mình. Cụ thể, VPBank tặng thêm 0,1% lãi suất cho khách hàng gửi tiết kiệm và lì xì may mắn cho những khách hàng đầu tiên đến gửi tiết kiệm trong 3 ngày đầu năm. Khách hàng cá nhân và DN gửi tiết kiệm đầu năm tại Sacombank sẽ được rút thăm trúng thưởng 100% lộc lì xì từ 20.000 - 150.000 đồng. Riêng SHB hiện còn lì xì tiền mặt và vàng SJC, với giá trị cao nhất lên tới 5 chỉ vàng SJC, cho các khách hàng cá nhân gửi tiền tại ngân hàng, áp dụng đến hết ngày 28-4…
Một lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TPHCM cho biết, lượng tiền gửi tiết kiệm về lại ngân hàng trước và sau tết giúp tăng thanh khoản cho toàn hệ thống, do đã có một lượng tiền lớn rút ra khỏi ngân hàng vào dịp cuối năm qua nên thanh khoản của hệ thống ở trạng thái eo hẹp. Thực tế cũng cho thấy, sau khi bơm ròng qua kênh tín phiếu để hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống trong dịp cuối năm, trong ngày thị trường trở lại giao dịch sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, NHNN cũng đã nhanh chóng hút bớt tiền về, giảm thiểu độ trễ cân đối nguồn. Cụ thể, trong ngày 22-2, cơ quan này đã trở lại chào thầu tín phiếu (công cụ chủ yếu để hút bớt tiền về thời gian qua và hiện nay - PV) với quy mô chào thầu khá lớn là 15.000 tỷ đồng; kỳ hạn tín phiếu cũng nới dài ra 14 ngày, thay cho kỳ hạn 7 ngày phổ biến trước đó. Theo đó, các tổ chức tín dụng cũng hấp thụ lượng lớn tín phiếu với 14.000 tỷ đồng. Diễn biến này một phần phản ánh, ngay sau mùa cao điểm thanh toán và chi trả Tết Nguyên đán vừa qua, dòng tiền đã dần trở lại hệ thống ngân hàng.
Lãi suất khó giảm
Thực tế cho thấy, không chỉ những ngày đầu năm mới Mậu Tuất mà trước Tết Nguyên đán, nhiều ngân hàng cũng đã đồng loạt tăng lãi suất để tranh thủ nguồn vốn từ các DN. Có ngân hàng thương mại còn cho nhân viên gọi điện thoại cho khách hàng thông báo chỉ cần gửi kỳ hạn 12 tháng sẽ được tăng lãi suất lên đến 8%/năm, trong khi trước đó không bao lâu, ngân hàng này chỉ tính lãi suất ở mức 7,4% cho kỳ hạn 12 tháng. Lý giải động thái này, TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế, cho biết việc các ngân hàng tăng mạnh lãi suất đầu vô trước tết chủ yếu là do yếu tố mùa vụ, chuẩn bị cho mùa kinh doanh cuối năm. Hiện tượng này là không đáng lo, vì chỉ xảy ra cục bộ ở một số ngân hàng. Riêng đầu năm, mặc dù hoạt động cho vay vẫn chưa khởi động (vì vẫn còn tâm lý “tháng Giêng là tháng ăn chơi”), nhưng các ngân hàng vẫn hút tiền ngay sau tết, do đang cơ cấu lại kỳ hạn của nguồn vốn. Lãnh đạo một ngân hàng cũng thông tin, đơn vị này tăng tốc tín dụng ngay từ quý đầu năm vì đã đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm 2018 khá cao. Bên cạnh đó, ngay sau Tết Nguyên đán là đã bước vào tháng 3 của năm nên các ngân hàng cần hút vốn để chuẩn bị kế hoạch cho vay trong quý 2 - thời điểm các DN bắt đầu cần vốn để thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Đánh giá về xu hướng lãi suất tiết kiệm trong thời gian tới, các chuyên gia trong ngành cho rằng, mặt bằng lãi suất thị trường chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố tỷ giá. Muốn lãi suất giảm thì tỷ giá phải ổn định. Trong khi đó, tỷ giá VND/USD trong những ngày sau Tết Nguyên đán hiện đang ở mức cao nhất trong một năm qua (giá bán ra tại Vietcombank ngày 27-2 là 22.785 đồng/USD). Bên cạnh đó, các yếu tố khác như lạm phát, chính sách tài khóa, thanh khoản, nợ xấu, mục tiêu tăng trưởng tín dụng và nợ công… cũng là những yếu tố tác động lớn đến lãi suất, nên lãi suất thời gian tới sẽ khó giảm, thậm chí ngân hàng sẽ tăng thêm lãi suất để hút được dòng tiền nhàn rỗi. Ông Huỳnh Trung Minh, chuyên gia tài chính - ngân hàng, cho rằng lãi suất huy động tiền gửi khó tăng cao, song cũng không thể giảm, nhất là khi dòng vốn có xu hướng chuyển dịch sang các kênh đầu tư khác như chứng khoán, bất động sản.
Trong năm 2018, theo chỉ đạo của Chính phủ, ngành ngân hàng tiếp tục phấn đấu giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ DN và nền kinh tế, nhưng nhiều ý kiến cho rằng một khi lãi suất đầu vào tăng thì đầu ra sẽ khó giảm. TS Cấn Văn Lực cũng nhận định lãi suất cho vay trong năm 2018 khó giảm, vì lãi suất huy động tại các ngân hàng sẽ không giảm. Bên cạnh đó, nợ xấu mặc dù đang được xử lý nhanh hơn nhờ Nghị quyết 42, nhưng chưa thể xử lý ngay mà cần cả một quá trình. Khi chưa thể xử lý nợ xấu nhanh hơn, hiệu quả hơn thì chưa thể giảm lãi suất. Cùng với đó, chi phí giao dịch kinh tế của Việt Nam hiện còn rất cao. Tất cả các yếu tố này sẽ tác động lên mặt bằng lãi suất của năm 2018 theo hướng khó giảm.