Nguy cơ, triệu chứng và cách xử trí đối với bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

Nhằm giúp bạn đọc phòng tránh dịch bệnh hiệu quả hơn, Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề “Phòng chống bệnh truyền nhiễm nguy hiểm”. Thời gian giao lưu: từ 9 giờ đến 11 giờ thứ sáu, ngày 3-7-2020.

Từ đầu năm 2020 đến nay, cùng lúc nhiều loại dịch bệnh xuất hiện đã và đang gây hoang mang cho cộng đồng. Trong khi cả nước đang căng mình phòng chống dịch Covid-19 thì cũng là lúc thời điểm bệnh sốt xuất huyết, bạch hầu vào mùa nguy hiểm.

Nhằm giúp bạn đọc phòng tránh dịch bệnh hiệu quả hơn, Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề “Phòng chống bệnh truyền nhiễm nguy hiểm”. Buổi giao lưu có sự tham gia của các bác sĩ đến từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật TPHCM, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM và Trung tâm Tiêm chủng VNVC.

Thời gian giao lưu: từ 9 giờ đến 11 giờ thứ sáu, ngày 3-7-2020.

Nguy cơ, triệu chứng và cách xử trí đối với bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ảnh 1 Phó Tổng Biên tập Báo SGGP Phạm Trường (thứ ba từ trái sang) cùng Ban tổ chức tặng hoa cho 3 bác sĩ tham gia giao lưu. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

Khách mời

Bác sĩ Huỳnh Ngọc Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM

Bác sĩ Huỳnh Ngọc Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM

Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM

Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM

Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC

Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC

Thanh Tú

Chuyên gia có thể cho biết loại vaccine tốt nhất và an toàn nhất để phòng ngừa được bệnh bạch hầu?

Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC
Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC
Hiện nay có các loại vaccine để phòng bệnh bạch hầu: 
- Vaccine trong CTTCMR: Quinvaxem, ComBe Five, SII, DPT
- Vaccine tại VNVC: Infanrix-hexa, Hexaxim, Pentaxim, Tetraxim, Adacel, Boostrix
NGUYỄN BẢO THIỆN, 42, CNV tại quận Bình Tân
Cho tôi hỏi về bệnh Covid-19: Nếu A là một người bình thường có đeo khẩu trang y tế đúng qui định (không phải là khẩu trang N95) có nói chuyện (không tiếp xúc tay) với B là bệnh nhân đang bị nhiễm Covid-19 (bệnh nhân này có đeo khẩu trang y tế đúng qui định, không phải là khẩu trang N95) thì A có nguy cơ bị lây nhiễm Covid-19 không khi mà yếu tố giọt dịch bắn ra từ B là không thể có được khi mà cả A và B đều đeo khẩu trang. Xin cảm ơn
Bác sĩ Huỳnh Ngọc Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM
Bác sĩ Huỳnh Ngọc Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM
Đeo khẩu trang chỉ là một trong những biện pháp phòng tránh bệnh Covid 19, do đó trong trường hợp này vẫn có thể bị nhiễm nếu không thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Nguyễn Thị Thủy, Thủ Đức
Con tôi đang học lớp 7, bác sĩ có thể cho biết, với lứa tuổi của cháu cần phải tiêm những loại vaccine nào để phòng ngừa các dịch bệnh truyền nhiễm?
Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC
Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC
Nếu trước đây bé đã được tiêm chủng đầy đủ theo CTTCMR, bé cần tiêm những vaccine sau: Adacel/ Boostrix, Sởi - Quai bị - Rubella, não mô cầu BC, ACYW, cúm, phế cầu, viêm não Nhật Bản... và nhiều loại vaccine khác, đề nghị phụ huynh mang sổ đến gặp bác sĩ tại VNVC Thủ Đức hoặc Dĩ An, Cantavil để được tư vấn đầy đủ.
Đỗ Thị Vân tvan1109@yahoo.com.vn

 Hiện nay đang là thời tiết mùa hè, chuyên gia có thể cho biết những dịch bệnh nguy hiểm nào thường xảy ra vào giai đoạn này và đối tượng nào dễ bị mắc nhất?

Bác sĩ Huỳnh Ngọc Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM
Bác sĩ Huỳnh Ngọc Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM

Những dịch bệnh thường xảy ra vào mùa hè: SXH, sởi, tay chân miệng, thủy đậu, tiêu chảy, viêm màng não, đau mắt đỏ... Trẻ em là đối tượng dễ bị mắc nhất.

Trần Thanh Thảo, Đà Nẵng

Tôi xin hỏi chuyên gia về vaccine, tại sao có vaccine phòng ngừa bạch hầu mà thời gian vừa qua vẫn có người mắc căn bệnh này, người lớn có cần phải tiêm chủng vaccine bệnh này không và đến đâu để tiêm?

Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC
Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC
Tiêm chủng phải đầy đủ, đúng lịch và có những mũi tiêm nhắc định kỳ, thì việc bảo vệ mới được hiệu quả cao. Nếu tiêm không đầy đủ, không đúng lịch, không tiêm nhắc thì lượng kháng thể sẽ giảm theo thời gian và có nguy cơ nhiễm bệnh trở lại. Hiện nay, chúng ta nên tạo một thói quen tiêm ngừa đúng lịch và đầy đủ, tiêm nhắc đúng thời gian để bảo vệ chống lại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. 
Người lớn nếu chưa được tiêm ngừa thì nên tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu. Hiện nay tại trung tâm tiêm chủng VNVC có 2 loại vaccine phòng bệnh bạch hầu cho người lớn: Adacel của Sanofi Pasteur sản xuất tại Canada tiêm cho người từ 4 tuổi đến 64 tuổi;  Boostrix của GSK (Bỉ) tiêm cho người từ 6 tuổi đến trên 64 tuổi, loại vaccine có thể tiêm cho thai phụ ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Hiện nay, hệ thống tiêm chủng VNVC đã có 30 trung tâm trên cả nước. Các bạn có thể vào trang web VNVC www.vnvc.vn và fanpage VNVC hoặc số điện thoại: 028 7300 6569 để được hướng dẫn, ngoài ra trong tháng 7 năm 2020, chúng tôi sẽ khai trương 6 trung tâm VNVC tại Nha Trang, Bắc Giang, Buôn Mê Thuột, Bình Tân, Thừa Thiên - Huế, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Hoàng Trọng Huy, Tân Bình:

Hiện nay, số trẻ nhỏ bị mắc tay chân miệng và SXH đang gia tăng, ngành y tế thành phố có biện pháp gì ứng phó, nhằm hạn chế tối đa số người mắc và tử vong?

Bác sĩ Huỳnh Ngọc Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM
Bác sĩ Huỳnh Ngọc Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM

Tăng cường các biện pháp phòng bệnh:

- Đối với SXH:

+ Không để muỗi đốt hoặc chích, tìm và diệt lăng quăng, muỗi ngay chính ngôi nhà của bạn; dọn dẹp các vật chứa nước trong nhà và xung quanh nhà...

+ Kiểm soát và xử lý các điểm nguy cơ gây bệnh SXH
+ Thực hiện xử phạt đối với hành vi vi phạm theo nghị định 176 
- Đối với bệnh tay chân miệng: 

+ Thường xuyên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng...

+ Thực hiện các biện pháp vệ sinh khử khuẩn hằng ngày đối với lớp học và vật dụng đồ chơi của trẻ bằng xà phòng hoặc chất sát khuẩn thông thường.

+ Ăn uống thức ăn đã nấu chín.

Phạm Thành Trung, Nam Định:

Có phải bệnh tay chân miệng chỉ xảy ra ở trẻ em? Bệnh  có biến chứng nguy hiểm không nếu như trẻ dưới 3 tuổi mắc phải?

Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM
Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM
Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Khi trẻ càng nhỏ thì biến chứng càng nặng. Nếu phát hiện trễ thì trẻ sẽ càng có biến chứng nặng như viêm màng não, co giật, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. 
Hiện nay bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vaccine chủ yếu là điều trị triệu chứng. 
Phòng bệnh tay chân miệng bằng cách thường xuyên rửa tay, ăn uống hợp vệ sinh, hạn chế tiếp xúc nơi đông người.
Anh Minh Huy, quận Gò Vấp:

Thỉnh thoảng ở khu dân cư tổ chức phun hóa chất diệt muỗi. Việc phun hóa chất diệt muỗi có nguy hại gì tới sức khỏe của người dân hay không?

Bác sĩ Huỳnh Ngọc Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM
Bác sĩ Huỳnh Ngọc Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM
Các hóa chất dùng để phun diệt muỗi đang được sử dụng đã được cấp phép lưu hành, đảm bảo không gây hại sức khỏe cho con người. Tuy nhiên có thể gây kích ứng ở một số người, khi đó bạn nên ra ngoài mỗi khi phun thuốc diệt muỗi tại nhà.
Đỗ Văn Huy, quận 12

Tôi được bác sĩ tư vấn nên tiêm vaccine viêm gan B, vậy có phải tôi mắc viêm gan B không?. Trong trường hợp mắc tiêm vaccine viêm gan B có khỏi không và tư vấn cho tôi chỗ tiêm với ạ. Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC
Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC
Khi chưa mắc bệnh viêm gan B thì nên tiêm ngừa vaccine viêm gan B, nhưng khi đã nhiễm bệnh viêm gan B bạn không cần tiêm vaccine viêm gan B. Vaccine không làm cho bệnh nặng hơn cũng không phải điều trị khỏi bệnh viêm gan B. Bạn đang ở quận 12 có thể đến trung tâm tiêm chủng VNVC quận 12 để được các bác sĩ hướng dẫn làm những xét nghiệm cần thiết và sau đó bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn.
nguyenanhngoc@gmail.com (Ngọc Anh):

 Mặc dù đang là mùa hè nhưng mũi của tôi thường xuyên bị chảy nước mũi và đau nhức hai bên cánh mũi, vậy tôi có bị viêm xoang hay không?

Bác sĩ Huỳnh Ngọc Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM
Bác sĩ Huỳnh Ngọc Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM

Bạn thường xuyên bị chảy nước mũi và đau nhức hai bên cánh mũi, có thể bạn đang bị viêm mũi dị ứng. Bạn nên đến bệnh viện chuyên khoa tai mũi họng để được khám và điều trị.

Tường Linh, 30 tuổi
Em thấy hiện nay nhiều bệnh truyền nhiễm được xét nghiệm bằng test nhanh (que test). Bác sĩ cho em hỏi phương pháp xét nghiệm này có chính xác tuyệt đối?
Bác sĩ Huỳnh Ngọc Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM
Bác sĩ Huỳnh Ngọc Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM

Bệnh truyền nhiễm được xét nghiệm bằng test nhanh để tầm soát bệnh và có độ nhạy và độ đặc hiệu trên 95%. Không có test nhanh nào chính xác tuyệt đối.

Gấu Misa, 43 tuổi, công chức
Tôi tuổi 40 rồi có nên chích vaccine bạch hầu không? Cháu nhà tôi cũng đã chích ngừa bạch hầu, nay cháu được 13 tuổi thì có nên chích nhắc lại không?
Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC
Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC
Cả bạn và cháu đều cần phải được tiêm vaccine bạch hầu. Bạn có thể đến VNVC để được các bác sĩ khám tư vấn lịch tiêm đầy đủ cho bạn và cho cháu. Khi đi, bạn mang theo đầy đủ các sổ tiêm chủng nếu còn giữ.
Nguyễn Thị Lan, quận Tân Bình
Có phải đeo khẩu trang là phòng chống được bệnh truyền nhiễm không thưa bác sĩ.
Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC
Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC
Để phòng chống những dịch bệnh lây qua đường hô hấp chúng ta phải phối hợp nhiều biện pháp:
Khi hắt hơi, khi ho phải sử dụng khăn giấy che miệng, không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng, phải rửa tay thường xuyên, mang khẩu trang khi mắc bệnh đường hô hấp, hoặc khi tiếp xúc với người mắc bệnh hô hấp. Ngoài ra tăng cường công tác vệ sinh môi trường như nhà ở, các vật dụng sinh hoạt...
Khi mắc bệnh truyền nhiễm phải được điều trị và theo hướng dẫn của ngành y tế. Hiện nay, biện pháp hữu hiệu nhất là tiêm chủng vaccine phòng bệnh: bạch hầu, ho gà, viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng huyết do Hib, do phế cầu, não mô cầu, cúm, sởi, quai bị, rubella, thủy đậu... đây là những bệnh lây truyền qua đường hô hấp đã có vaccine. Tại VNVC có đầy đủ những vaccine này cho bạn và cho gia đình.
Hoàng Nam, quận 3
Hiện TPHCM có nơi nào tổ chức dịch vụ cách ly và đối tượng nào sẽ được cách ly theo phương thức này?
Bác sĩ Huỳnh Ngọc Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM
Bác sĩ Huỳnh Ngọc Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM

Hiện TPHCM có tổ chức cách ly cho các chuyên gia và có thu phí.

Dương Minh Khue, Quận Gò Vấp
Tôi năm nay 25 tuổi và đã tiêm vaccine Sởi-Quai bị-Rubella và Phế cầu khuẩn ba ngày trước. Tôi muốn hỏi nếu tiêm vaccine Bạch hầu - Ho gà- Uốn ván thì nên cách lần tiêm vừa rồi bao lâu?
Bác sĩ Huỳnh Ngọc Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM
Bác sĩ Huỳnh Ngọc Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM
Bạn có thể tiếp tục tiêm vaccine Bạch hầu - Ho gà- Uốn ván và theo hướng dẫn của bác sĩ tại cơ sở tiêm chủng.
Hòa Trương

Tôi 31 tuổi, được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ. Vậy, con tôi sau sinh có thể tiêm chủng được không? Có nguy cơ gì?

Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC
Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC
Con bạn vẫn tiêm đầy đủ giống những đứa trẻ khác. Các bác sĩ ở trung tâm tiêm chủng VNVC sẽ khám sàng lọc, tư vấn các loại vaccine phòng bệnh và lịch tiêm chủng cho bé, bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn theo dõi, phát hiện và xử lý những trường hợp phản ứng sau tiêm nếu có. Ngay cả bạn cũng có thể được tiêm chủng những vaccine cần thiết cho lứa tuổi của bạn để phòng bệnh cho bạn, cho con bạn, và cho gia đình.
Nguy cơ, triệu chứng và cách xử trí đối với bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ảnh 21
 
Nguyễn Văn Long, Củ Chi
Tôi ở Củ Chi, hiện tình hình dịch bệnh SXH nơi tôi ở đang đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt tại các xã Tân Phú Trung, Tân Thông Hội, Thị trấn Củ Chi. Vậy xin hỏi, gia đình chúng tôi cần làm gì để loại trừ mầm bệnh và phòng chống SXH như thế nào.
Bác sĩ Huỳnh Ngọc Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM
Bác sĩ Huỳnh Ngọc Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM

Bệnh sốt xuất huyết gây ra do muỗi vằn đốt hoặc chích người bị bệnh sốt xuất huyết. Muỗi vằn thường sinh sản ở các vật chứa nước sạch như hồ chứa nước, lu chứa nước, lọ hoa, khay chứa nước chậu cây cảnh, các vật phế thải xung quanh nhà như: bao bì hộp cơm, vỏ xe...

Nguyễn Đông Anh, Hà Nam
Vợ tôi từng mắc sốt xuất huyết khi mang thai, vậy khi sinh con ra có ảnh hưởng gì không?
Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM
Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM
Cảm ơn bạn!
Khi bệnh nhân mang thai bị SXH sẽ có một số yếu tố nguy cơ như xuất huyết, sảy thai, sinh non. Còn con sinh ra, không bị ảnh hưởng.
NGUYỄN BẢO THIỆN, 42, CNV tại quận Bình Tân
Cho tôi hỏi về bệnh Covid-19: Nếu A là một người bình thường có đeo khẩu trang y tế đúng qui định (không phải là khẩu trang N95) có nói chuyện (không tiếp xúc tay) với B là bệnh nhân đang bị nhiễm  Covid-19 (bệnh nhân này có đeo khẩu trang y tế đúng qui định, không phải là khẩu trang N95) thì A có nguy cơ bị lây nhiễm  Covid-19 không khi mà yếu tố giọt dịch bắn ra từ B là không thể có được khi mà cả A và B đều đeo khẩu trang.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM
Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM
Cảm ơn bạn!
Khi tiếp xúc dưới 2 mét thì mặc dù mang khẩu trang y tế vẫn có khả năng lây bệnh, mặc dù tỷ lệ thấp vì khẩu trang y tế không bảo vệ được 100%. Do vậy, mang khẩu trang y tế giảm lây nhiễm Covid-19 nhưng cần phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2 mét khi tiếp xúc người bệnh.
Trường Văn Quyền, huyện Bình Chánh
Xét nghiệm Covid-19 mất thời gian bao lâu, và ở nơi nào tại TP làm xét nghiệm này?
Bác sĩ Huỳnh Ngọc Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM
Bác sĩ Huỳnh Ngọc Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM

Xét nghiệm Covid-19 có kết quả trong vòng 24 giờ. Tại TPHCM có một số cơ sở Y tế thực hiện xét nghiệm khẳng định nhiễm Covid 19 như sau:

- Viện Pasteur TPHCM
- Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM
- Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thành phố
- Bệnh viện Nhi Đồng 1
- Bệnh viện Chợ Rẫy
- Bệnh viện FV
...
Lê Văn Long, Ba Đình, Hà Nội

 Con tôi 4 tháng tuổi, cháu được chẩn đoán tim bẩm sinh thì có nên tiêm vắc xin không?

Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC
Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC
Hiện nay theo quy định của Bộ Y tế, các bé bị tim bẩm sinh khi tình trạng bệnh ổn định sẽ được tiêm chủng đầy đủ.
Duy Khoa, Ninh Bình
Xin hỏi vì sao một số bệnh như bạch hầu không mắc ở trẻ em nhưng người lớn vẫn mắc, vậy có phải do chất lượng vaccine tiêm không đủ miễn dịch lâu dài hay không? 
Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC
Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC
Vì trẻ được tiêm ngừa đầy đủ đúng lịch, tuy nhiên với những trẻ này phải được tiêm nhắc định kỳ thì hiệu quả với vaccine phòng bệnh bạch hầu mới lâu dài.
Lịch tiêm chủng cho trẻ em:
Mũi 1: 2 tháng,
Mũi 2: 3 tháng,
Mũi 3: 4 tháng,
Tiêm nhắc lần 1: 18-24 tháng,
Tiêm nhắc lần 2: 4-6 tuổi,
Tiêm nhắc lần 3: 9-15 tuổi,
Sau đó mỗi 10 năm tiêm nhắc lại vaccine có thành phần bạch hầu.
Người lớn mắc bệnh với những lý do sau: chưa từng được tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu, hoặc đã có tiêm nhưng không đủ mũi, hoặc không tiêm nhắc. Tất cả các vaccine hiện đang có ở VNVC là những vaccine của các công ty có uy tín trên thế giới, đã được Tổ chức y tế thế giới công nhận, và Bộ Y tế Việt Nam cho phép lưu hành. Ngay cả những vaccine của Việt Nam sản xuất đều đảm bảo tính an toàn và hiệu quả. Ngoài ra tại hệ thống tiêm chủng VNVC, việc bảo quản vaccine đạt chuẩn GSP, do đó bạn an tâm chất lượng vaccine tại VNVC.
Nguy cơ, triệu chứng và cách xử trí đối với bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ảnh 28 Trẻ em được tiêm chủng đầy đủ tránh được các bệnh truyền nhiễm. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Thanh Hải, Quận 8
Hiện nay, tôi thấy nhà nước đang khuyến cáo vệ sinh nơi ở để phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết và gần đây nhất là bệnh bạch hầu. Đối với bệnh bạch hầu sao tôi không thấy có chỉ dẫn phòng tránh như dịch Covid-19 vừa rồi (kiểu như là rửa tay, hạn chế tiếp xúc hay đeo khẩu trang), phải chăng chúng ta có vắc xin nên không cần các giải pháp này?
Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM
Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM
Cảm ơn bạn!
Mỗi bệnh sẽ có tác nhân gây bệnh và tính chất lây nhiễm khác nhau, do đó tùy bệnh mà chúng ta có cách phòng chống khác nhau. 
Ví dụ, SXH chúng ta cần diệt lăng quăng, bọ gậy, muỗi, vệ sinh môi trường xung quanh. Bệnh bạch hầu thì chúng ta tiêm ngừa đầy đủ theo lịch, khi có ổ dịch chúng ta phải giám sát, điều trị kịp thời. Covid-19 thì chúng ta mang khẩu trang, vệ sinh tay sạch sẽ, tránh tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh.
Nguy cơ, triệu chứng và cách xử trí đối với bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ảnh 30 Diễn tập phòng chống Covid-19. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Nguyễn Thị Hạnh, quận 4:

 Trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn ra phức tạp, cùng với nhiều dịch bệnh nguy hiểm khác như SXH, tay chân miệng, thủy đậu, bạch hầu... như hiện nay, cha mẹ cần chú ý những vấn đề gì về dinh dưỡng cho trẻ ?

Bác sĩ Huỳnh Ngọc Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM
Bác sĩ Huỳnh Ngọc Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM

 Trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn ra phức tạp, cùng với nhiều dịch bệnh nguy hiểm khác như SXH, tay chân miệng, thủy đậu, bạch hầu... cha mẹ cần chú ý những vấn đề về dinh dưỡng cho như sau:

Ăn uống đầy đủ, đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm: tinh bột, rau củ, đạm, dầu mỡ.
Uống sữa ít nhất 200ml mỗi ngày.
Để tăng cường sức đề kháng thì có thể bổ sung vitamin C có trong các loại trái cây như cam, chanh, quýt...
Hoàng Anh Lê, Hà Nội
Thưa bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, tại sao dạo gần đây lại xuất hiện nhiều dịch bênh truyền nhiễm nguy hiểm đến vậy?
Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM
Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM
Cảm ơn bạn!
Vào mùa mưa thì bệnh SXH bắt đầu tăng lên do muỗi gây bệnh phát triển, sinh sản. Do đó khi bị sốt, đau đầu nên đi khám tại cơ sở y tế để chẩn đoán. 
Một số bệnh truyền nhiễm có vaccine phòng ngừa nhưng do chúng ta không tiêm ngừa hoặc tiêm ngừa không đầy đủ sẽ dễ mắc bệnh.
Nguyễn Duy Nam, quận Thủ Đức:

Đối với các bệnh về đường hô hấp, lứa tuổi học sinh hay mắc nhất là những bệnh nào?

Bác sĩ Huỳnh Ngọc Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM
Bác sĩ Huỳnh Ngọc Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM

Các bệnh về đường hô hấp có thể xảy ra ở người lớn và trẻ em. Thường gặp nhất là bệnh cúm, viêm phổi.

Nguyễn Hồng Anh, quận 9
Tôi chuẩn bị mang thai lần 2, mới đây đi xét nghiệm được thông báo dương tính viêm gan B nên rất lo. Bác sĩ khuyên tôi phải làm gì khi mang thai và sinh con để không bị lây cho con?
Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC
Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC
Đối với trường hợp mẹ bị nhiễm viêm gan B, ngay khi trẻ được sinh ra sẽ được tiêm 1 loại kháng huyết thanh phòng viêm gan B và vaccine phòng viêm gan B. Do đó, bạn nên khám sức khỏe định kỳ trong thai kỳ, dinh dưỡng đầy đủ, và sinh bé ở các bệnh viện.
Nguy cơ, triệu chứng và cách xử trí đối với bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ảnh 35 Phụ huynh được bác sĩ hướng dẫn tiêm chủng cho trẻ. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Minh An, quận 2
Tôi thấy nhiều người khuyên nhủ tẩy chay vaccine qua các fanpage anti vaccine, thực hư điều này ra sao và các chuyên gia có khuyến cáo gì về hệ lụy từ việc “tẩy chay” này?
Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC
Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC
Vaccine là loại vũ khí chống lại dịch bệnh truyền nhiễm 1 cách hiệu quả nhất. Nó đã cứu sống hàng triệu trẻ em, tránh được tử vong và những biến chứng nguy hiểm của bệnh, trở thành 1 gánh nặng cho bản thân, gia đình và xã hội.
Tỷ lệ tiêm chủng tăng cao đồng nghĩa với số ca bệnh truyền nhiễm giảm xuống. Ngược lại, tỷ lệ tiêm chủng giảm thì dịch bệnh sẽ quay trở lại. Bất cứ 1 biến cố xã hội nào làm ảnh hưởng đến việc tuân thủ tiêm đúng lịch và đủ mũi cho trẻ, thì số ca bệnh truyền nhiễm sẽ tăng lên. Cụ thể trong giai đoạn giãn cách xã hội đã làm gián đoạn lịch tiêm chủng của các cháu, đây là 1 nguy cơ tìm ẩn khiến dịch bệnh mà trước đây đã được khống chế sẽ quay trở lại và lây lan trong cộng đồng. Việc tiêm chủng cho trẻ em và cho cả người lớn là 1 biện pháp tiết kiệm và hữu hiệu nhất để chống lại những dịch bệnh nguy hiểm.
Nguy cơ, triệu chứng và cách xử trí đối với bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ảnh 37 Bộ phận xét nghiệm tại Viện Paster. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Chị Lê Thái Thanh, quận 2, TPHCM:

Tôi đọc báo thấy nhiều chuyên gia hướng dẫn mầm bệnh sốt xuất huyết có ở các lọ đựng nước sạch. Vậy những loại vật dụng nào có thể chứa mầm bệnh này?

Bác sĩ Huỳnh Ngọc Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM
Bác sĩ Huỳnh Ngọc Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM

Bệnh sốt xuất huyết gây ra do muỗi vằn đốt hoặc chích người bị bệnh sốt xuất huyết. Muỗi vằn thường sinh sản ở các vật chứa nước sạch như hồ chứa nước, lu chứa nước, lọ hoa, khay chứa nước chậu cây cảnh, các vật phế thải xung quanh nhà như: bao bì hộp cơm, vỏ xe...

Nguyễn Văn Tám (50 tuổi), phường 21, Bình Thạnh:

Muốn diệt muỗi gây sốt xuất huyết, ở nhà có thể sử dụng hoá chất diệt muỗi thông thường, không?

Bác sĩ Huỳnh Ngọc Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM
Bác sĩ Huỳnh Ngọc Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM
Nguy cơ, triệu chứng và cách xử trí đối với bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ảnh 40 Các bác sĩ tham gia buổi giao lưu nhận hoa từ Ban tổ chức. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG
Muốn diệt muỗi gây sốt xuất huyết, ở nhà có thể sử dụng các hoá chất diệt muỗi thông thường. 
Bùi Thị Hường, Quận Bình Thạnh:

Vì sao nhiều dịch bệnh như bạch hầu, sốt xuất huyết, Covid- 19... xuất hiện cùng lúc vào thời gian gần đây?

Bác sĩ Huỳnh Ngọc Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM
Bác sĩ Huỳnh Ngọc Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM
- Sốt xuất huyết là bệnh lưu hành và bệnh thường tăng cao vào mùa mưa. Biện pháp phòng tránh hiệu quả là không để muỗi đốt hoặc chích, tìm và diệt lăng quăng, muỗi ngay chính ngôi nhà của bạn; dọn dẹp các vật chứa nước trong nhà và xung quanh nhà...
- Bệnh bạch hầu: biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch.
- Bệnh Covid-19: là bệnh mới xuất hiện, chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu, do đó để phòng bệnh người dân cần thực hiện các khuyến cáo của Bộ Y tế.
Nguy cơ, triệu chứng và cách xử trí đối với bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ảnh 42 Đo thân nhiệt phòng chống dịch Covid-19 tại cửa ngõ trung tâm TPHCM vào thời điểm giãn cách xã hội. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Dương Huy Hoàng, Bình Tân

Xin chuyên gia cho biết, lúc nhỏ tôi đã tiêm đầy đủ vaccine rồi, vậy lớn trên 18 tuổi tôi có cần tiêm vaccine không và nếu có thì nên tiêm những loại nào?

Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC
Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC
Bạn có thể mang sổ tiêm chủng của bạn nếu bạn còn giữ hoặc nếu bạn không có sổ tiêm chủng, không nhớ rõ lịch sử đã tiêm những loại vaccine gì, bạn ở TPHCM có thể đến các trung tâm tiêm chủng của hệ thống VNVC: Quận 11, Quận 12, Hoàng Văn Thụ, Bình Chánh, Cantavil, Thủ Đức, để các bác sĩ tư vấn các loại vaccine cần thiết cho lứa tuổi của bạn.  
Các loại vaccine phòng bệnh: 
VGB, viêm gan A/B; bạch hầu uốn ván ho gà; phế cầu; não mô cầu: BC, ACYW; viêm não Nhật Bản; sởi, quai bị, rubella; thủy đậu; cúm; thương hàn; sốt vàng; tả; dại.
Nguyễn Minh Hải, 45 tuổi, Bình Dương
Chào bác sĩ. Sau khi dịch Covid-19 được khống chế ở nước ta thì gần đây tôi thấy một số địa phương lại có người mắc dịch bạch hầu khiến người dân chúng tôi rất hoang mang. Xin bác sĩ có thể cho biết dịch bạch hầu có nguy hiểm không và cách phòng chống dịch bệnh này như thế nào?
Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM
Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM
Hiện tại nước ta đã 2 tháng không có Covid-19 ngoài cộng đồng, nhưng hiện tại trên thế giới tỷ lệ mắc và tử vong còn cao nên chúng ta không được chủ quan mà nên sẵn sàng chống Covid-19.
Gần đây có một số trường hợp mắc bệnh bạch hầu gây hoang mang cho người dân. Bệnh bạch hầu nếu phát hiện sớm thì sẽ có kháng sinh đặc trị. Khi phát hiện trễ thì biến chứng tim, thần kinh, thận... có thể dẫn đến tử vong.
Hiện tại có vaccine để phòng ngừa bệnh bạch hầu nên phụ huynh cần đưa bé đi tiêm ngừa đầy đủ theo lịch, người lớn nên chích nhắc lại bạch hầu mỗi 10 năm.
Trúc Linh, 30 tuổi , Gò vấp
Tôi có 2 cháu bé đang tuổi học mẫu giáo. Các cháu đi học dễ nhiễm bệnh có cách nào để phòng chống bệnh truyền nhiễm tốt nhất trong môi trường lớp học?
Bác sĩ Huỳnh Ngọc Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM
Bác sĩ Huỳnh Ngọc Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM
Nguy cơ, triệu chứng và cách xử trí đối với bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ảnh 46 Bác sĩ Huỳnh Ngọc Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG
Để phòng chống bệnh truyền nhiễm tốt nhất trong môi trường lớp học cần thực hiện các biện pháp sau:  
- Thường xuyên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng...
- Thực hiện tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch
- Thực hiện các biện pháp vệ sinh khử khuẩn hằng ngày đối với lớp học và vật dụng đồ chơi của trẻ bằng xà phòng hoặc chất sát khuẩn thông thường.
- Ăn uống thức ăn đã nấu chín.
 

 

Nguyễn Tất Đạt, Hải Phòng:

Bác sĩ có thể cho biết dịch bệnh bạch hầu lây nhiễm như thế nào? Tôi nghe nói dịch bệnh này bắt nguồn từ động vật có đúng không?

Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM
Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM
Cảm ơn bạn!
Bệnh bạch hầu lây qua đường hô hấp từ giọt bắn của người mang mầm bệnh, có thể lây gián tiếp qua tiếp xúc bề mặt có chứa vi khuẩn bạch hầu.
Bệnh không bắt nguồn từ động vật mà từ người mang mầm bệnh.
Trịnh Hữu Hoàng, Nam Định:

Theo thông tin từ Bộ Y tế thì gần đây bạch hầu đang ghi nhận ở nhiều người lớn, trong khi trước đây số người mắc chủ yếu là trẻ nhỏ. Bác sĩ có thể cho biết vì sao có sự thay đổi này và phải chăng virus gây bệnh bạch hầu đang biến đổi?

Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM
Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM
Cảm ơn bạn!
Gần đây có 2 ổ dịch lớn tại Đắk Nông, Đắk Lắk, có khoảng 15 ca nhiễm, có 4 ca diễn tiến nặng đang theo dõi và 1 ca tử vong là bé gái 9 tuổi sau khi nhập viện tại bệnh viện sau 2 giờ. 
Vi khuẩn bạch hầu không biến đổi, mà chủ yếu do không tiêm ngừa hoặc tiêm ngừa không đầy đủ ở cả người lớn và trẻ em.
Chị Nguyễn Thanh Thuỷ, phường An Phú, quận 2, TPHCM

Thưa bác sĩ. Con tôi hiện nay là 3.5 tháng tuổi, lúc cháu tới tháng chích ngừa mũi 5 trong 1 thì trạm y tế hết thuốc nên tôi đưa con chích tại Viện Pasteur TPHCM mũi 6 trong 1. Sau khi chích thuốc sức khỏe bé bình thường, không ấm không sốt, không có biểu hiện gì. Có phải như vậy là thuốc không có tác dụng không ạ? Mũi đầu cho bé chích 6 trong 1, thì tháng sau em có thể cho bé chích 5 trong 1 tại trạm y tế được không ạ, hay phải chích đúng loại thuốc này ở Bệnh viện ạ? Và có phải bé 5 tuổi thì ít có nguy cơ lây nhiễm bệnh tay chân miệng hơn những trẻ nhỏ hơn không ạ?

Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC
Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC
Phản ứng sốt nhẹ sau tiêm chủng có thể có hoặc không tùy cơ địa của từng bé. Vaccine 5 trong 1 của chương trình tiêm chủng mở rộng có thành phần ho gà toàn tế bào nên tỷ lệ trẻ có phản ứng sốt cao hơn vaccine 6 trong 1 có thành phần ho gà vô bào. Do đó việc bạn có thể thay đổi 2 vaccine trên đều được nhưng tốt nhất bạn nên chọn cùng 1 loại vaccine tránh việc thay đổi thường xuyên. 
Đối với bệnh tay chân miệng thì với trẻ nhỏ hay người lớn có nguy cơ lây nhiễm như nhau, đặc biệt là trẻ 5 tuổi có thể bị lây nhiễm từ trường học về gia đình, ngay cả người lớn cũng có thể mang mầm bệnh từ cộng đồng về gia đình.
Cách phòng bệnh tốt nhất bệnh tay chân miệng là rửa tay thường xuyên cho trẻ, người chăm sóc trẻ, vệ sinh đồ chơi, môi trường, nơi sinh hoạt của trẻ.
Nguy cơ, triệu chứng và cách xử trí đối với bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ảnh 50 Trẻ em được chích ngừa tại trung tâm. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Trần Thu Thủy, Đông Anh, Hà Nội:

 Bác sĩ có thể cho biết dịch bệnh Covid-19 hiện nay và các bệnh viêm đường hô hấp thông thường có mối liên hệ nào không?.

Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM
Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM
Cảm ơn bạn!
Hơn 2 tháng nay, nước ta không có ca lây nhiễm Covid-19 nào ra ngoài cộng đồng.
Triệu chứng viêm đường hô hấp cấp thường do rất nhiều nguyên nhân gây ra: cúm, virus SARS-CoV-1, SARS-CoV-2...
Triệu chứng hô hấp của các tác nhân trên gần như giống nhau, chỉ khác tốc độ lây lan, tỷ lệ tử vong khác nhau.
Anhkhoadang@gmail.com (Đặng Anh Khoa):

 Tôi bị SXH, nằm điều trị tại nhà thì có thể lây cho những người trong gia đình không?

Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM
Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM
Cảm ơn bạn!
Khi được chẩn đoán SXH thì bạn nên theo dõi tại cơ sở y tế để được phát hiện sớm những dấu hiệu nặng để xử lý kịp thời.
Một số trường hợp bệnh nhân sốt từ ngày 1 đến ngày 3 mà chưa có dấu hiệu đau bụng, xuất huyết, không có bệnh lý nền thì bạn có thể theo dõi tại nhà, nhưng phải tái khám theo hẹn của bác sĩ.
SXH lây từ muỗi đốt chứ không trực tiếp từ người này sang người khác nên phải diệt muỗi là chính.
Nguy cơ, triệu chứng và cách xử trí đối với bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ảnh 53 Đăng ký tiêm chủng dịch vụ tại VNVC. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Bùi Thị Thảo, Gò Vấp:

 Tôi bị sốt và viêm họng gần 1 tuần ngày nay, có uống thuốc kháng sinh nhưng không thấy thuyên giảm. Vậy tôi có bị nhiễm Covid-19 hay không thưa bác sĩ?

Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM
Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM
Cảm ơn bạn
Bạn nên đi khám để bác sĩ chẩn đoán bệnh vì sốt, đau họng có rất nhiều nguyên nhân: virus, vi trùng... Nếu nhiễm virus thì không cần dùng kháng sinh.
Hơn 2 tháng ở nước ta không có Covid-19 ngoài cộng đồng, do đó bạn an tâm không bị bệnh Covid-19.
Nguy cơ, triệu chứng và cách xử trí đối với bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ảnh 55 Đo thân nhiệt người cách ly tại trường Quân sự Quân khu 7. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Hữu Đạt, 24t , nhân viên
Tôi năm nay 24 tuổi có cần phải tiêm chủng lại để phòng bệnh bạch hầu không?
Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC
Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC
Nguy cơ, triệu chứng và cách xử trí đối với bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ảnh 57 Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC (bên phải) trả lời trong buổi giao lưu. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

 Được, bạn 24 tuổi nếu bạn có lịch sử tiêm phòng vaccine có thành phần bạch hầu như: DPT, vaccine dịch vụ Infanrix hexa, Pentaxim, Tetraxim. Trong 10 năm gần đây bạn chưa tiêm nhắc lại vaccine có thành phần bạch hầu, bạn nên tiêm nhắc, mũi tiêm nhắc Adacel hoặc Boostrix. Bạn có thể đến Trung tâm tiêm chủng cho trẻ em và người lớn VNVC để được tiêm 1 trong 2 loại vaccine trên. Nếu bạn không nhớ rõ lịch sử  tiêm ngừa bạch hầu trước đây thì bác sĩ VNVC sẽ tư vấn và hướng đẫn cho bạn lịch tiêm chủng để bạn có thể phòng bệnh bạch hầu 1 cách tốt nhất (lịch tiêm 0-1-6).

Võ Thị Thắm, Huế:

Bệnh tay chân miệng lây lan rất nhanh, đặc biệt ở các trường học cấp học mầm non, tiểu học, vậy bao giờ chúng ta mới có vaccine phòng bệnh này để người dân có con nhỏ bớt lo lắng?

Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM
Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM
Cảm ơn bạn
Bệnh tay chân miệng do virus gây ra nên rất dễ lây, đặc biệt ở lứa tuổi mầm non, tiểu học do tiếp xúc gần. 
Hiện tại chưa có vaccine, các nhà nghiên cứu đang nghiên cứu để tìm vaccine. 
Trước khi có vaccine, chủ yếu chúng ta điều trị triệu chứng và biến chứng của bệnh. Chúng ta phòng bệnh bằng cách hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên, vệ sinh môi trường, vật dụng xung quanh.
dinhhangnga@gmail.com ( Hằng):

 Bác sĩ có thể cho biết muỗi truyền bệnh SXH có gì khác thường và biện pháp đơn giản, hiệu quả nhất để tiêu diệt loài muỗi này?

Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM
Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM
Cảm ơn bạn!
SXH là do muỗi vằn Aedes aegypti gây ra. Khi đến mùa mưa thì bệnh SXH tăng lên do có nhiều ổ nước đọng tạo ra lăng quăng sinh ra muỗi. Muỗi này đốt khiến người bệnh bị SXH.
Để phòng ngừa SXH chủ yếu chúng ta nên vệ sinh môi trường, không để nước đọng, không để có lăng quăng sinh ra muỗi. 
Ông Nguyễn Văn Thái, Long Điền, Bà Rịa - Vũng Tàu

Tôi năm nay 65 tuổi, nghe báo đài cảnh báo dịch bệnh, nhất là mới đây về bệnh Bạch hầu (đã có 1 thanh niên tại TPHCM mắc bệnh) nên rất lo lắng, nhưng thấy mọi người chủ yếu khuyên tiêm chủng cho trẻ con mà ít nhắc đến người lớn và người già. Xin hỏi như tôi phải làm sao để phòng tránh bệnh? Tôi có thể tiêm chủng không, đi tiêm ở đâu, chi phí ước tính bao nhiêu?

Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC
Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC
Từ khi có chương trình tiêm chủng mở rộng nhà nước triển khai từ năm 1985 đến nay, mục tiêu của chương trình này là phòng những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em như: lao, viêm gan B, bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, viêm màng não do Hib, sởi, viêm não nhật bản, rubella. Trước tình hình có ca bệnh bạch hầu xuất hiện từ đầu năm 2020 đến nay, ở một số tỉnh thành phố: Kon Tum, Đắk Nông, và mới đây có ca bệnh ở TPHCM đã làm cho người dân quan tâm nhiều đến bệnh bạch hầu.
Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng nhiễm độc gây ra do vi trùng bạch hầu tiết ra ngoại độc tố tác động lên các cơ quan như tim, thận, và nhiều cơ quan khác. Đối với tiêm chủng vaccine phòng bệnh bạch hầu sẽ sinh ra kháng thể để chống lại bệnh, tuy nhiên lượng kháng thể sẽ giảm theo thời gian nếu trẻ không được tiêm đủ liều và đúng lịch, không tiêm nhắc vẫn có khả năng mắc bệnh. Bệnh có thể tấn công trẻ em và người lớn, có thể gây tử vong cao do những biến chứng nặng do ngoại độc tố của bạch hầu.
Trước đây chương trình tiêm chủng mở rộng chỉ có vaccine phòng bệnh bạch hầu cho trẻ em dưới 5 tuổi, tại hệ thống tiêm chủng trẻ em và người lớn VNVC có đầy đủ những vaccine phòng bệnh bạch hầu cho trẻ em từ 2 tháng tuổi cho đến người già.
Hiện nay VNVC chưa có ở Vũng Tàu, bác có thể đến VNVC Đồng Nai hoặc ở TPHCM có VNVC Hoàng Văn Thụ, Thủ Đức... 
Nguy cơ, triệu chứng và cách xử trí đối với bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ảnh 61
Phong Lan, Tân Bình:

Bệnh Bạch hầu nguy hiểm với người ở độ tuổi nào? Bệnh chỉ xảy ra ở trẻ em hay cả người lớn ạ?

Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM
Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM
Cảm ơn bạn
Bệnh bạch hầu nguy hiểm như nhau ở cả người lớn và trẻ em, thường bệnh nhân tử vong là do biến chứng viêm cơ tim, rối loạn nhịp tim.
Bệnh bạch hầu có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em khi tiếp xúc với mầm bệnh.
Nguy cơ, triệu chứng và cách xử trí đối với bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ảnh 63 Trẻ em chích ngừa tại VNVC. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Đỗ Thị Thúy, Giáo viên mầm non, Quận 12:

 Vào thời điểm này hàng năm, học sinh từ mẫu giáo tới cấp 3 đều đã được nghỉ hè nhưng hiện nay các cháu vẫn đang phải đi học. Với tình hình dịch bệnh nguy hiểm như hiện nay có làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh trong trường học không?

Bác sĩ Huỳnh Ngọc Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM
Bác sĩ Huỳnh Ngọc Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM
Nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh trong trường học lúc nào cũng có thể xảy ra. Từ nhiều năm qua, ngành Y tế và giáo dục đã phối hợp triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh nguy hiểm như: Diệt lăng quăng, muỗi; vệ sinh khử khuẩn lớp học, tuyên truyền thường xuyên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng; tiêm chủng đúng lịch và đầy đủ... để chủ động ngăn chặn các bệnh như sởi, sốt xuất huyết, tay chân miệng, thủy đậu... 
Trần Quý Thanh, Tăng Nhơn Phú B, quận 9, TPHCM:

Một số dịch bệnh như sởi, bạch hầu... đều đã có vaccine phòng. Hiệu quả phòng bệnh bằng vaccine có đảm bảo hay không mà dịch vẫn quay lại?

Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM
Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM
Nguy cơ, triệu chứng và cách xử trí đối với bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ảnh 66
Cảm ơn bạn!
Nếu được chích ngừa đầy đủ theo lịch thì bảo vệ trên hoặc bằng 97%.
Khi mắc bệnh sởi hoặc bạch hầu hầu hết là do không được chích ngừa hoặc chích ngừa không đầy đủ.
Quang Huy, quận 9:

Triệu chứng của bệnh SXH là gì và xử trí thế nào, thưa bác sĩ?

Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM
Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM
Nguy cơ, triệu chứng và cách xử trí đối với bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ảnh 68
Cảm ơn câu hỏi của bạn
Đầu tiên triệu chứng của SXH là sốt, đau cơ, có thể nôn ói, đau bụng, da niêm xung huyết.
Khi có những triệu chứng trên thì chúng ta nên đưa bé đi thăm khám bác sĩ tại cơ sở y tế để làm công thức máu, test nhanh (NS1) chẩn đoán SXH. (Test này dương tính khi bị SXH từ ngày 1 đến ngày 4, nên phụ huynh nên đưa bé đi khám sớm từ ngày những ngày đầu tiên bé sốt để loại trừ SXH).
Nếu SXH thì bé sẽ được theo dõi sát các dấu hiệu diễn tiến nặng của SXH, không nên tự mua thuốc uống tại nhà. Vì SXH thường nặng khi bé bắt đầu hết sốt.
Nguy cơ, triệu chứng và cách xử trí đối với bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ảnh 69
Hồ Sơn, Nghệ An:

Dịch bệnh đang gia tăng, các cháu nhỏ tuổi mầm non dễ bị lây nhất, làm sao để bảo vệ cho các cháu?

Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM
Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM
Nguy cơ, triệu chứng và cách xử trí đối với bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ảnh 71 Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG
Cảm ơn câu hỏi của bạn
Đầu tiên khi các cháu đi học, chúng ta khuyên các cháu thường xuyên rửa tay. Khi các cháu có triệu chứng sốt, đau họng thì nên đưa các cháu đến thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán sớm.

Tin cùng chuyên mục