Kỷ niệm 35 năm giải phóng Khánh Hòa (2-4-1975 / 2-4-2010)

Nha Trang: Thành phố của “sự kiện”

Sau 35 năm thống nhất đất nước, tỉnh Khánh Hòa đã gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực. Hiện Khánh Hòa là một trong những tỉnh có tốc độ phát triển nhanh nhất cả nước. Nhân dịp kỷ niệm 35 năm giải phóng, phóng viên Báo SGGP có cuộc trao đổi với ông Võ Lâm Phi, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa.
Nha Trang: Thành phố của “sự kiện”

Sau 35 năm thống nhất đất nước, tỉnh Khánh Hòa đã gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực. Hiện Khánh Hòa là một trong những tỉnh có tốc độ phát triển nhanh nhất cả nước. Nhân dịp kỷ niệm 35 năm giải phóng, phóng viên Báo SGGP có cuộc trao đổi với ông Võ Lâm Phi, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa.

Vịnh Nha Trang là một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới.

Vịnh Nha Trang là một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới.

Ông Võ Lâm Phi cho biết, trong những năm qua, kinh tế Khánh Hòa phát triển tương đối toàn diện và liên tục tăng trưởng với nhịp độ cao. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực từ công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ và du lịch sang du lịch dịch vụ – công nghiệp – nông nghiệp. Năm 2009, tỷ trọng du lịch - dịch vụ chiếm 43,32%, công nghiệp - xây dựng chiếm 41,71% và nông nghiệp chiếm 14,97%. Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2009 đạt 6.557 tỷ đồng, tăng gần 113 lần so với năm 1990. Hiện tại, Khánh Hòa đứng thứ 11 trong số các tỉnh thành có số thu ngân sách lớn nhất của cả nước.

Sau giải phóng, tỉnh Khánh Hòa chủ động trong xây dựng cơ chế, huy động được nhiều nguồn vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng. Cụ thể: từ năm 2006 đến nay, xây dựng cơ bản trên toàn tỉnh Khánh Hòa đạt 47.490 tỷ đồng, gấp 3 lần so với giai đoạn 2001 - 2005 (14.952 tỷ đồng).

Đặc biệt, trong 3 năm trở lại đây, một số dự án lớn đã được khởi công và từng bước đi vào hoạt động, như Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, Cảng hàng không Cam Ranh, và mới đây là đường Cầu Lùng – Khánh Lê... Đây chính là điều kiện thuận lợi để Khánh Hòa phát triển du lịch, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước...

° Nhận định của ông về tình hình đầu tư, khai thác, phát huy thế mạnh của địa phương ra sao?

° Khánh Hòa là một tỉnh ven biển Nam Trung bộ, nhiều thuận lợi hơn hẳn so với một số tỉnh trong khu vực. Khánh Hòa có tất cả các tuyến đường giao thông đường biển, đường bộ, đường sắt, đường hàng không, có bờ biển dài 385 km. Biển Khánh Hòa có nhiều đảo và vịnh lớn, trong đó, vịnh Nha Trang được công nhận là thành viên thứ 29 của Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới… Ngoài ra, có bán đảo Cam Ranh, vịnh Vân Phong kín gió, luồng lạch rộng, là khu vực tránh bão rất tốt của tàu thuyền. Đây là vị trí gần đường hàng hải quốc tế, cách đều các cảng trung chuyển trong khu vực, như: Singapore, Manila, Hồng Công (Trung Quốc)… là điều kiện để Khánh Hòa phát triển du lịch và kinh tế cảng biển. Hiện Khánh Hòa có 6 cảng biển, trong đó có 3 cảng biển cho tàu có trọng tải l0.000 - 30.000 tấn cập bến.

Khánh Hòa đã huy động nhiều nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, với chính sách ưu đãi để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Nhiều dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm, có tầm cỡ và quy mô đầu tư lớn đã hoàn thành đưa vào sử dụng, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Hoạt động du lịch dịch vụ của tỉnh phát triển khá tốt. Một số khu du lịch, khách sạn lớn đạt tiêu chuẩn 4 - 5 sao như: Khu liên hợp quốc tế Vinpearland, khách sạn Sheraton, Khu du lịch sinh thái Evason Hideaway at Ana Mandara tại Ninh Vân, khách sạn Anna Mandara, Sunrise, khách sạn Yasaka - Sài Gòn - Nha Trang, khách sạn Novotel Nha Trang, Khu du lịch Diamond Bay... Nhiều hội nghị, hội thảo, sự kiện lớn về chính trị, văn hóa, du lịch… Trong đó, có các cuộc thi hoa hậu đã được tổ chức tại đây, và Khánh Hòa đang phấn đấu để TP Nha Trang trở thành “thành phố sự kiện”.

° Thế còn định hướng phát triển Khánh Hòa trong những năm tới?

° Trong những năm tới, Khánh Hòa xác định xây dựng tỉnh trở thành một trung tâm kinh tế, du lịch, văn hóa lớn của cả nước. Tăng cường huy động các nguồn vốn để đầu tư và phát huy hiệu quả của 3 vùng kinh tế trọng điểm là Nha Trang, Cam Ranh và Vân Phong. Trong đó, việc đưa Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong vào hoạt động sẽ góp phần phát triển Vân Phong thành khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực. Đây là khâu đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam nói chung và Khánh Hòa nói riêng.

Với điều kiện thuận lợi về tự nhiên, nguồn lao động dồi dào, cơ sở vật chất được chuẩn bị sẵn, Khánh Hòa đã và đang tạo ra những cơ hội mới, chính sách cởi mở, năng động, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư và cùng hợp tác phát triển.

VĂN NGỌC

Tin cùng chuyên mục