Nhiều dự án, công trình chống ngập bị chậm do thiếu vốn

Theo số liệu cập nhật của Trung tâm chương trình Chống ngập nước thành phố, trận mưa từ 17g15 đến 20 giờ tối 15-9 là trận mưa lớn nhất kể từ đầu năm đến nay, với lượng mưa từ 90mm đến 142mm tùy theo vùng kết hợp với triều cường cao 1,4m đã gây ngập nước 62 điểm rải đều toàn thành phố.
Nhiều dự án, công trình chống ngập bị chậm do thiếu vốn

(SGGPO).- Theo số liệu cập nhật của Trung tâm chương trình Chống ngập nước thành phố, trận mưa từ 17g15 đến 20 giờ tối 15-9 là trận mưa lớn nhất kể từ đầu năm đến nay, với lượng mưa từ 90mm đến 142mm tùy theo vùng kết hợp với triều cường cao 1,4m đã gây ngập nước 62 điểm rải đều toàn thành phố.

Nhiều dự án, công trình chống ngập bị chậm do thiếu vốn ảnh 1

Cảnh kẹt xe đêm 15-9 do nước ngập. Ảnh: Cao Thăng

Tại những nơi đã xây dựng hệ thống cống thoát nước hoàn chỉnh và kênh rạch đã được nạo vét như quận 1,5,6, Bình Thạnh vẫn bị ngập sâu kéo dài. Ông Đỗ Tấn Long, Trưởng phòng thoát nước Trung tâm điều hành Chương trình chống ngập nước thành phố (TTCN) cho rằng, do lượng mưa quá lớn vượt tầng suất thiết kế của hệ thống cống nên nước thoát không kịp. Trong khi đó, mực nước ở kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Tàu Hủ-Bến Nghé, Tân Hóa-Lò Gốm bị quá tải, vì thế nước từ hệ thống cống thoát rất chậm, thậm chí không thoát được do nước ở kênh này cao bằng hoặc gần bằng mực nước trong cống.

 

* Thành phố có diện tích 2.095,06km². Trong đó, có 876,3km² (chiếm 41,8%) có cao độ thấp hơn hoặc bằng 1m, có 455km² (chiếm 21,72%) có cao độ từ 1 đến 1.5m, có 783,44km² (chiếm 37,39%) có cao độ trên 1.5m. Đặc biệt là tại các quận 4,8, Bình Thạnh có cao độ thấp hơn 1.6m.

 

Đến trưa ngày 16-9, nhiều khu dân cư còn ngập nước. Ảnh: Quang Khoa

Nhằm giải quyết cấp bách tình trạng ngập ở những khu vực trên, TTCN cùng các đơn vị liên quan thực hiện 57 hạng mục (kiểm tra xử lý việc đấu nối, van ngăn triều…), cải tiến quy trình vận hành các cống kiểm soát triều, huy động các trạm bơm cố định, trạm bơm di động và thiết bị chuyên ngành để xử lý cấp bách các điểm ngập nặng, điểm ngập phát sinh khi gặp tổ hợp mưa to cùng lúc với triều cường.

Mặc khác, qua khảo sát địa hình thành thành phố tương đối thấp nên chịu ảnh hưởng của thủy triều gây hạn chế thoát nước. Để giảm ngập, ngoài việc xây dựng hệ thống cống thoát nước, hiện nay, nhiều tuyến đường, tuyến hẻm trên địa bàn thành phố được đầu tư nâng cấp cao lên để hạn chế ngập.

Phó Giám đốc Trung tâm chống ngập nước thành phố, Nguyễn Hoàng Anh Dũng cho rằng, tình hình biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, lượng mưa càng ngày càng lớn cùng với triều cường, trong khi đó, hệ thống thoát nước quá tải. Chính vì vậy, nhằm hạn chế ngập, thời gian tới, cần triển khai thực hiện đề án chống ngập 1547 và 752 của Thủ tướng.

Hiện nay, đề án 1547 chỉ mới thực hiện được khoảng 10% khối lượng (70 km đê bao dọc sông Sài Gòn và 76 cống ngăn triều ở các cửa sông, kênh lớn nhỏ); đề án 752 thực hiện khoảng 40% khối lượng (xây dựng hệ thống cống thoát nước). Trước mắc, khẩn trướng nạo vét các rạch Xuyên tâm, Văn Thánh, Cầu Bông, Bùi Hữu Nghĩa, ông Búp, kênh Liên Xã.

Thời gian qua, nhiều dự án, công trình bị chậm tiến độ do thiếu vốn. Để cơ bản đáp ứng yêu cầu thoát nước mưa trên địa bàn thành phố, từ nay đến năm 2020, thành phố phải hoàn thành 84 dự án với dự kiến kinh phí là 11.610 tỷ đồng.

Nhiều dự án, công trình chống ngập bị chậm do thiếu vốn ảnh 4

Quốc Hùng - Minh Hải

>>Mưa lớn gây ngập nặng, kẹt xe

Tin cùng chuyên mục