Chiều 23-8, UBND thị xã Bình Minh (Vĩnh Long) cho biết, đang phối hợp cùng Sở NN-PTNT và các ngành liên quan, khắc phục nhanh vụ sạt lở vừa xảy ra trên địa bàn.
Trước đó, tối ngày 22-8, vụ sạt lở nghiêm trọng xảy ra trên tuyến sông Hậu đoạn thuộc khóm 3, phường Thành Phước, thị xã Bình Minh làm thiệt hại hàng chục nhà dân.
Trước đó, tối ngày 22-8, vụ sạt lở nghiêm trọng xảy ra trên tuyến sông Hậu đoạn thuộc khóm 3, phường Thành Phước, thị xã Bình Minh làm thiệt hại hàng chục nhà dân.
Đoạn sạt lở ăn sâu vào đất liền hơn 20m, chiều dài 200m, có khoảng 21 hộ dân bị ảnh hưởng. Trong đó 2 căn nhà bị sụp và bị nước cuốn trôi, khoảng 10 căn nhà khác bị thiệt hại từ 20 - 50%.
Do sạt lở xảy ra lúc trời tối và nước sông lên cao nên nhiều hộ dân không thể di dời hết tài sản mà chủ yếu truy hô để mọi người cùng tháo chạy ra bên ngoài. May mắn, không có thiệt hại về người.
Trong ngày 23-8, các ngành chức năng đã tiến hành khảo sát vị trí sạt lở và ghi nhận một số vết nứt xuất hiện, ăn vào nhà dân. Ông Nguyễn Văn Dân, Phó Chủ tịch UBND thị xã Bình Minh cho biết, đang có phương án di dời người dân ở nơi có nguy cơ bị sạt lở đến nơi an toàn, đồng thời hỗ trợ những hộ dân bị thiệt hại sớm ổn định cuộc sống.
Sạt lở ở thị xã Bình Minh - Vĩnh Long vừa xảy ra
Khoảng một tuần trước đó, do nước lũ từ thượng nguồn đổ về nhiều đã gây ra sạt lở tại xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp), với chiều dài khoảng 100m, ăn sâu vào đất liền 15m, làm 6 hộ dân bị ảnh hưởng, thiệt hại tài sản khoảng 700 triệu đồng. Tại xã Hòa An, huyện Chợ Mới (An Giang) cũng vừa xảy ra sạt lở chiều dài gần 200m, sâu vào đất liền hơn 90m, làm 9 hộ dân bị ảnh hưởng… Nhìn chung, tình trạng sạt lở ở khu vực ĐBSCL diễn biến phức tạp và ngày càng lan rộng. Đáng lo ngại là sạt lở diễn ra liên tục từ các bờ sông đến bờ biển. Đặc biệt, trong những ngày tới, mưa lũ đang vào cao điểm, nguy cơ sạt lở có khả năng xảy ra tiếp. Theo khảo sát của Bộ NN-PTNT, ở ĐBSCL hiện có 406 đoạn sạt lở, với tổng chiều dài hơn 890km (cả bờ sông và bờ biển), ảnh hưởng hàng ngàn hộ dân và nhiều công trình hạ tầng, kho bãi, cơ sở sản xuất kinh doanh. Chỉ tính riêng tỉnh An Giang, hiện có 51 đoạn bờ sông cảnh báo sạt lở với tổng chiều dài hơn 162km, có 20.000 hộ dân bị ảnh hưởng. Trong đó, gần 5.400 hộ cần di dời nhanh đến nơi an toàn. Ở Đồng Tháp, Hậu Giang… nhiều hộ dân cũng phập phồng nổi lo sạt lở đe dọa, nhất là trong mùa mưa lũ như hiện nay.
Theo các nhà chuyên môn, có nhiều nguyên nhân khiến sạt lở ở ĐBSCL ngày càng nghiêm trọng; trong đó có sự mất cân bằng bùn cát, thay đổi dòng chảy trên sông Tiền, sông Hậu, nạn khai thác cát tràn lan, chặt phá rừng, tác động từ nước biển dâng, lún sụp đất do khai thác nước ngầm, biến đổi khí hậu…
Trước tình hình trên, Bộ TN-MT đã kiến nghị Chính phủ sớm xem xét phê duyệt danh mục các dự án thuộc chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu, hoặc cho phép triển khai trước dự án chống sạt lở. Các bộ ngành Trung ương phối hợp cùng các địa phương tiến hành khảo sát, đánh giá tổng thể nguyên nhân sạt lở ở ĐBSCL, mức độ nguy hiểm, dự báo tình hình trong thời gian tới.... Từ đó, đề xuất các giải pháp phòng chống sạt lở căn cơ hơn.
Trước tình hình trên, Bộ TN-MT đã kiến nghị Chính phủ sớm xem xét phê duyệt danh mục các dự án thuộc chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu, hoặc cho phép triển khai trước dự án chống sạt lở. Các bộ ngành Trung ương phối hợp cùng các địa phương tiến hành khảo sát, đánh giá tổng thể nguyên nhân sạt lở ở ĐBSCL, mức độ nguy hiểm, dự báo tình hình trong thời gian tới.... Từ đó, đề xuất các giải pháp phòng chống sạt lở căn cơ hơn.