Ngày 22-3, ông Đinh Văn Kim, Chủ tịch UBND xã Trung Thành (huyện Quan Hóa, Thanh Hóa) cho biết, hàng trăm học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú - THCS Trung Thành vẫn đang phải đi học nhờ cơ sở khác vì nguy cơ sạt lở núi.
Đã gần 3 năm sau vụ sạt lở kinh hoàng ở thôn 3, xã Phước Lộc (huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam), khiến 11 người chết, hàng chục ngôi nhà bị xóa sổ, đến nay, nơi đây đã có cuộc sống mới khi ruộng nương dần tươi tốt.
Những năm trước đây, mỗi mùa mưa bão, con sông Đắk Bla lại cuốn trôi, làm sạt lở đất sản xuất, gây ngập úng hoa màu của người dân TP Kon Tum. Để giúp người dân ổn định cuộc sống, 2 dự án kè chống sạt lở ở đoạn xung yếu đã được tỉnh Kon Tum quyết định đầu tư và đang thi công.
Ngày 3-1, ông Nguyễn Tuấn Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, ký quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng khu tái định cư, di dời khẩn cấp các hộ dân sống trong vùng sạt lở núi Cấm (xã Cát Thành, huyện Phù Cát, Bình Định).
Vụ sạt lở nghiêm trọng vừa xảy ra ở bờ sông Cổ Chiên thêm một lần cho thấy, ĐBSCL đang ngày càng đối mặt với nguy cơ sạt lở nghiêm trọng. Đặc biệt, nỗi lo sau khi nước lũ rút, các tuyến sông “bị đói nước, đói phù sa” khiến tình trạng sạt lở trên sông Tiền, sông Hậu và các đê biển cũng bắt đầu gia tăng…
Những năm gần đây, tình trạng sạt lở bờ sông Cây Bứa đoạn qua xã Nghĩa Phương (huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) ngày càng nghiêm trọng, lấn sâu vào nhà dân, nguy cơ sạt đường giao thông liên thôn của địa phương.
Do biến đổi khí hậu khó lường, các chuyên gia dự báo tình trạng sạt lở, ngập lụt sẽ ngày càng cực đoan. Vì vậy, để giảm thiểu thiệt hại và phát triển bền vững, cần có những chính sách tổng thể, liên kết vùng nhằm chấn chỉnh những bất cập trong quy hoạch và phục hồi rừng.
Bên cạnh nguyên nhân do biến đổi khí hậu, thì tác động của con người cũng khiến sạt lở, ngập lụt dọc các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên ngày càng nghiêm trọng; trong đó, nạn phá rừng, đô thị hóa thiếu khoa học… được đánh giá là những tác động chính.
Liên tiếp trong các năm qua, nhiều khu vực ở các tỉnh, thành miền Trung - Tây Nguyên bị sạt lở và lũ quét. Số lượng người chết, nhà cửa bị vùi lấp trở thành nỗi ám ảnh người dân ở những vùng đất nơi đây.
Trong đêm ngày 8, rạng sáng 9-12, triều cường tiếp tục dâng cao, tàn phá thêm nhiều diện tích bờ biển xã Mỹ Thắng (huyện Phù Mỹ, Bình Định). Trước sức tàn phá khủng khiếp của sóng biển, nhiều người dân ven biển này đang lo lắng vì sợ mất nhà, mất đất.
Mưa lớn kéo dài từ ngày 4-12 đến nay khiến tuyến đường bê tông vào thôn Krầy, xã Ba Tiêu, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi bị xói mòn nghiêm trọng, gây cô lập hơn 165 hộ dân, 600 nhân khẩu, nhiều học sinh không thể đến trường.
Mưa lớn trong nhiều ngày cùng triều cường dâng cao, sóng mạnh đã tàn phá gần 100m bờ biển ở xã Mỹ Thắng (huyện Phù Mỹ, Bình Định), buộc chính quyền phải sơ tán khẩn cấp trong đêm hàng chục hộ dân.
Sau nhiều thời gian nỗ lực tập trung xử lý, khắc phục sạt lở của các lực lượng chức năng, tuyến quốc lộ 8A đi lên Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo đã chính thức được thông tuyến trở lại.
Sáng 6-12, ông Nguyễn Hoàng Nguyên, Chủ tịch UBND xã Hòa Ninh, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long cho biết, vụ sạt lở nghiêm trọng tại ấp Bình Thuận 1 vẫn diễn biến phức tạp, hiện còn lở thêm một số đoạn nhỏ và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Hàng trăm khối đất đá trên vách núi cao bất ngờ sạt lở, tràn xuống đường, gây ách tắc tuyến Quốc lộ 8A ở huyện miền núi Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, vào chiều 5-12. Hiện các lực lượng chức năng đang nỗ lực tiếp cận, xử lý khắc phục hiện trường để sớm thông xe lên Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo và ngược lại.
Ngày 3-12, ông Lê Đại Lợi, Phó Chủ tịch UBND huyện ĐaKrông (tỉnh Quảng Trị) cho biết, do ảnh hưởng của mưa lớn trên tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, đoạn qua địa bàn huyện xuất hiện đất đá sạt lở xuống đường, khiến giao thông ách tắc.
Mưa lớn cộng thêm nước từ thượng nguồn Vườn Quốc gia Bạch Mã đổ về nhanh gây ngập úng trên Quốc lộ 1A đoạn qua xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế gây khó khăn cho người và phương tiện tham gia giao thông.
Ngày 2-12, Trung tá Nguyễn Hồng Sơn, Đội trưởng Đội CSGT số 2 (Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết, trên tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua địa bàn thôn Lao Đu (xã Phước Xuân, huyện Phước Sơn) vừa xảy ra một vụ sạt lở, gây ùn tắc giao thông.
Tình trạng xâm thực ven biển ngày càng diễn biến phức tạp, thiệt hại lớn đất đai, tài sản người dân. Thời gian qua, tỉnh Quảng Ngãi đã huy động nhiều nguồn lực chống sạt lở ven biển, nhiều kè chắn sóng được xây dựng đảm bảo cuộc sống người dân.