Tiềm năng rất lớn
Diễn đàn tìm các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thịt heo đã thu hút hơn 300 doanh nghiệp và các chuyên gia đầu ngành về chăn nuôi, thú y và lãnh đạo các địa phương tham gia thảo luận, diễn ra trong bối cảnh nông dân và các chủ trại trên cả nước vừa trải qua một đợt “khủng hoảng giá cả” khi chăn nuôi heo, buộc Chính phủ phải tổ chức “giải cứu”. Đặc biệt, một số đại sứ quán và doanh nghiệp đến từ các quốc gia như Hà Lan, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines và Singapore... đang có chủ trương đầu tư vào Việt Nam cũng tham gia diễn đàn này. Theo Bộ NN-PTNT, chăn nuôi heo là một trong những sản phẩm truyền thống của Việt Nam lâu nay, nhiều trang trại được phát triển tại Hà Nội, Nam Định, Thái Bình, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước và Long An. Mỗi năm, ngành nông nghiệp Việt Nam xuất khẩu tới 30 tỷ USD với 10 ngành hàng chủ lực (đạt giá trị xuất khẩu trên dưới 1 tỷ USD) nhưng trong số đó, rất tiếc lại chưa có sự góp mặt của ngành chăn nuôi, mặc dù Việt Nam là quốc gia có tiềm năng chăn nuôi lớn với năng lực sản xuất 27,5 đến 28 triệu con heo, 300 triệu con gia cầm, 500.000 bò sữa, 2 triệu tấn thịt, bình quân đạt 60kg thịt/người, bên cạnh mức bình quân 100 quả trứng/người, 10 lít sữa/người, 80kg cá/người...
Việc xuất khẩu thịt heo Việt Nam sang các nước, từ nhiều năm nay vẫn chưa có sự đột phá nào. Phần lớn heo nuôi được xuất sang Trung Quốc theo dạng heo hơi bằng đường tiểu ngạch. Theo báo cáo từ Hãng nghiên cứu toàn cầu (IBC), trong năm 2016, Việt Nam xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc đạt gần 12 triệu con. Dự kiến năm 2017, Việt Nam xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc khoảng 2,4 triệu con (giảm 80% so với năm 2016). Nếu tình hình không khả quan, con số xuất khẩu trên sẽ giảm sút xuống chỉ còn đạt 1,17 triệu con.
Khó khăn nhất hiện nay là xuất khẩu heo theo con đường chính ngạch. Theo thống kê, Việt Nam mới xuất sang thị trường Hồng Kong và Malaysia khoảng 15-20 ngàn tấn dạng thịt heo đã giết mổ, trong giai đoạn từ năm 2013 - 2016. Qua các con số trên cho thấy, tình hình xuất khẩu thịt heo của Việt Nam hiện vẫn chưa tương xứng với tiềm năng.
Giải pháp nào?
Theo ông Vũ Trọng Nghĩa, Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại và đầu tư Biển Đông, để thúc đẩy xuất khẩu thịt heo Việt Nam đi các nước, đặc biệt là thị trường Hàn Quốc, các cơ quan quản lý nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường cấp nhà nước cho các sản phẩm thịt heo. Thống nhất tập hợp thông tin quy định về quản lý kỹ thuật, thương mại với các cơ quan quản lý của nước nhập khẩu. Sau đó, thông tin phổ biến rộng rãi tới các doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu. Trong khi đó, ông Lee Jong Beom, Giám đốc điều hành tập đoàn Daewon Machinery Hàn Quốc, chuyên sản xuất thiết bị giết mổ, chế biến thịt tự động hóa cho biết, thịt heo được tiêu dùng nhiều nhất ở Hàn Quốc nhưng hiện nay số lượng heo chăn nuôi và chế biến tại Hàn Quốc giảm mạnh do liên quan tới các vấn đề về môi trường. Do điều kiện sản xuất cũng như một số dịch bệnh như lở mồm long móng… nên việc nhập khẩu thịt heo của Hàn Quốc cũng tăng từ năm 2011 đến nay. Hiện Hàn Quốc đang nhập khẩu thịt heo từ 10 quốc gia như: Mỹ, Đức, Tây Ban Nha… với giá trị nhập khẩu lên tới 5,8 tỷ USD (năm 2016).
Đề cập đến tính khả thi của việc xuất khẩu thịt heo trong thời gian tới, bà Nguyễn Thị Quý, Giám đốc Công ty cổ phần Giống chăn nuôi miền Bắc, cho rằng, đây là hướng đi đúng đắn nhưng sẽ có nhiều gian nan khi giá vật tư đầu vào như thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, con giống đang ở mức cao. Để đẩy nhanh xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi trong thời gian tới, các cơ quan chức năng cùng doanh nghiệp cần giải quyết bài toán tổ chức lại sản xuất chăn nuôi trong nước, kiểm soát tốt dịch bệnh, lúc đó sản phẩm của chúng ta mới đủ sức cạnh tranh.
Theo chia sẻ của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám, hiện nay nhu cầu nhập khẩu của các nước rất cao nhưng để thịt heo của Việt Nam chinh phục được thị trường các nước, chúng ta cần thường xuyên trao đổi với nước nhập khẩu thịt heo của Việt Nam để tháo gỡ kịp thời những tồn tại trong xuất khẩu. Ông Vũ Văn Tám cũng cho rằng cần xúc tiến thương mại ở cấp bộ, cấp doanh nghiệp sang các nước để quảng bá sản phẩm thịt của Việt Nam. Tăng cường vai trò của cơ quan đại diện thương mại trong các hoạt động giao thương. Xây dựng bộ phận hỗ trợ các doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu về kỹ thuật và các thủ tục hành chính như tổ công tác của Cục Thú y hỗ trợ xuất khẩu thịt gà như thời gian qua. Bộ NN-PTNT cũng đề nghị trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp nên hướng đến sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm đã qua chế biến. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải đầu tư đồng bộ, có kho lạnh trữ hàng, có dây chuyền sản sản xuất hiện đại đạt chuẩn quốc tế. Đối với xuất khẩu động vật sống, các nước nhập khẩu có yêu cầu rất khắt khe về điều kiện bảo đảm an toàn dịch bệnh, họ có rất nhiều rào cản kỹ thuật nhằm bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng của họ.
Diễn đàn tìm các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thịt heo đã thu hút hơn 300 doanh nghiệp và các chuyên gia đầu ngành về chăn nuôi, thú y và lãnh đạo các địa phương tham gia thảo luận, diễn ra trong bối cảnh nông dân và các chủ trại trên cả nước vừa trải qua một đợt “khủng hoảng giá cả” khi chăn nuôi heo, buộc Chính phủ phải tổ chức “giải cứu”. Đặc biệt, một số đại sứ quán và doanh nghiệp đến từ các quốc gia như Hà Lan, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines và Singapore... đang có chủ trương đầu tư vào Việt Nam cũng tham gia diễn đàn này. Theo Bộ NN-PTNT, chăn nuôi heo là một trong những sản phẩm truyền thống của Việt Nam lâu nay, nhiều trang trại được phát triển tại Hà Nội, Nam Định, Thái Bình, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước và Long An. Mỗi năm, ngành nông nghiệp Việt Nam xuất khẩu tới 30 tỷ USD với 10 ngành hàng chủ lực (đạt giá trị xuất khẩu trên dưới 1 tỷ USD) nhưng trong số đó, rất tiếc lại chưa có sự góp mặt của ngành chăn nuôi, mặc dù Việt Nam là quốc gia có tiềm năng chăn nuôi lớn với năng lực sản xuất 27,5 đến 28 triệu con heo, 300 triệu con gia cầm, 500.000 bò sữa, 2 triệu tấn thịt, bình quân đạt 60kg thịt/người, bên cạnh mức bình quân 100 quả trứng/người, 10 lít sữa/người, 80kg cá/người...
Việc xuất khẩu thịt heo Việt Nam sang các nước, từ nhiều năm nay vẫn chưa có sự đột phá nào. Phần lớn heo nuôi được xuất sang Trung Quốc theo dạng heo hơi bằng đường tiểu ngạch. Theo báo cáo từ Hãng nghiên cứu toàn cầu (IBC), trong năm 2016, Việt Nam xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc đạt gần 12 triệu con. Dự kiến năm 2017, Việt Nam xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc khoảng 2,4 triệu con (giảm 80% so với năm 2016). Nếu tình hình không khả quan, con số xuất khẩu trên sẽ giảm sút xuống chỉ còn đạt 1,17 triệu con.
Khó khăn nhất hiện nay là xuất khẩu heo theo con đường chính ngạch. Theo thống kê, Việt Nam mới xuất sang thị trường Hồng Kong và Malaysia khoảng 15-20 ngàn tấn dạng thịt heo đã giết mổ, trong giai đoạn từ năm 2013 - 2016. Qua các con số trên cho thấy, tình hình xuất khẩu thịt heo của Việt Nam hiện vẫn chưa tương xứng với tiềm năng.
Giải pháp nào?
Theo ông Vũ Trọng Nghĩa, Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại và đầu tư Biển Đông, để thúc đẩy xuất khẩu thịt heo Việt Nam đi các nước, đặc biệt là thị trường Hàn Quốc, các cơ quan quản lý nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường cấp nhà nước cho các sản phẩm thịt heo. Thống nhất tập hợp thông tin quy định về quản lý kỹ thuật, thương mại với các cơ quan quản lý của nước nhập khẩu. Sau đó, thông tin phổ biến rộng rãi tới các doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu. Trong khi đó, ông Lee Jong Beom, Giám đốc điều hành tập đoàn Daewon Machinery Hàn Quốc, chuyên sản xuất thiết bị giết mổ, chế biến thịt tự động hóa cho biết, thịt heo được tiêu dùng nhiều nhất ở Hàn Quốc nhưng hiện nay số lượng heo chăn nuôi và chế biến tại Hàn Quốc giảm mạnh do liên quan tới các vấn đề về môi trường. Do điều kiện sản xuất cũng như một số dịch bệnh như lở mồm long móng… nên việc nhập khẩu thịt heo của Hàn Quốc cũng tăng từ năm 2011 đến nay. Hiện Hàn Quốc đang nhập khẩu thịt heo từ 10 quốc gia như: Mỹ, Đức, Tây Ban Nha… với giá trị nhập khẩu lên tới 5,8 tỷ USD (năm 2016).
Đề cập đến tính khả thi của việc xuất khẩu thịt heo trong thời gian tới, bà Nguyễn Thị Quý, Giám đốc Công ty cổ phần Giống chăn nuôi miền Bắc, cho rằng, đây là hướng đi đúng đắn nhưng sẽ có nhiều gian nan khi giá vật tư đầu vào như thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, con giống đang ở mức cao. Để đẩy nhanh xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi trong thời gian tới, các cơ quan chức năng cùng doanh nghiệp cần giải quyết bài toán tổ chức lại sản xuất chăn nuôi trong nước, kiểm soát tốt dịch bệnh, lúc đó sản phẩm của chúng ta mới đủ sức cạnh tranh.
Theo chia sẻ của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám, hiện nay nhu cầu nhập khẩu của các nước rất cao nhưng để thịt heo của Việt Nam chinh phục được thị trường các nước, chúng ta cần thường xuyên trao đổi với nước nhập khẩu thịt heo của Việt Nam để tháo gỡ kịp thời những tồn tại trong xuất khẩu. Ông Vũ Văn Tám cũng cho rằng cần xúc tiến thương mại ở cấp bộ, cấp doanh nghiệp sang các nước để quảng bá sản phẩm thịt của Việt Nam. Tăng cường vai trò của cơ quan đại diện thương mại trong các hoạt động giao thương. Xây dựng bộ phận hỗ trợ các doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu về kỹ thuật và các thủ tục hành chính như tổ công tác của Cục Thú y hỗ trợ xuất khẩu thịt gà như thời gian qua. Bộ NN-PTNT cũng đề nghị trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp nên hướng đến sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm đã qua chế biến. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải đầu tư đồng bộ, có kho lạnh trữ hàng, có dây chuyền sản sản xuất hiện đại đạt chuẩn quốc tế. Đối với xuất khẩu động vật sống, các nước nhập khẩu có yêu cầu rất khắt khe về điều kiện bảo đảm an toàn dịch bệnh, họ có rất nhiều rào cản kỹ thuật nhằm bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng của họ.