4 phương án xử lý “điểm nghẽn” pháp lý cho doanh nghiệp

Sáng 14-7, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp Bộ Tư pháp tổ chức hội thảo “Nhận diện khó khăn, vướng mắc do quy định pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh và kiến nghị”, nhằm giải quyết thắc mắc và khó khăn của các doanh nghiệp, hiệp hội, ngành hàng.

33087fef-3a45-49c5-b2c9-7e2b85a0d68d.jpg
Quang cảnh hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú cho biết, các quy định pháp luật còn chồng chéo, chưa rõ ràng, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình triển khai; thủ tục hành chính, cấp phép còn phức tạp, kéo dài, ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp; nguồn lực, cơ chế tài chính chưa đáp ứng đủ nhu cầu của doanh nghiệp.

Nhiều hiệp hội, ngành hàng, đại diện các doanh nghiệp đã lên tiếng về những khó khăn do vướng mắc thủ tục hành chính bất hợp lý. Trong đó, nổi cộm các vấn đề về cơ chế tiền kiểm và hậu kiểm lĩnh vực an toàn thực phẩm, hoàn thuế nhập khẩu, cơ chế thuê và giao đất…

35f2112b-f1ae-4c89-8ac6-32e8e86ca30a.jpg
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú phát biểu tại hội thảo, sáng 14-7

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú cho rằng, cần tập trung giải quyết các vướng mắc, khó khăn chung của doanh nghiệp và cần sự phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, doanh nghiệp để tìm ra giải pháp hiệu quả.

Theo đó, Thứ trưởng đưa ra 4 phương án xử lý, gồm:

Thứ nhất, giải thích pháp luật, tập trung tuyên truyền, phổ biến, giải thích các quy định pháp luật liên quan.

Thứ hai, hướng dẫn áp dụng pháp luật, xây dựng các cơ chế, hướng dẫn cụ thể về việc áp dụng pháp luật.

Thứ ba, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật để tháo gỡ vướng mắc.

Thứ tư, ban hành nghị quyết xử lý các vấn đề cấp bách.

Tin cùng chuyên mục