Nhiều năm trước đây, khi ra khỏi các cửa ô đã là cánh đồng mướt xanh. Quá ngã tư Vọng xuống đến tầm chùa Sét, Pháp Vân đã thấy bao la ruộng lúa và ao hồ. Quá ô Cầu Giấy đã là cánh đồng Mai Dịch trải hết tầm mắt. Lên khỏi đường đê Yên Phụ là làng hoa Nghi Tàm với những vườn ổi sai trĩu quả. Xuống đến Lĩnh Nam đã là bạt ngàn ruộng rau muống cung cấp rau ăn cho cả thành phố. Vượt qua Ngã Tư Sở vào đến Thanh Xuân đã gặp những ruộng lúa trải dài sang đến tận Thanh Oai, Quốc Oai. Và dĩ nhiên, qua khỏi cầu Long Biên là ruộng lúa mênh mông của huyện Gia Lâm.
Những cánh đồng ven nội không chỉ là nơi cung cấp phần lớn lương thực thực phẩm cho dân phố. Nó còn là nơi tìm về nghỉ ngơi của thị dân sau một tuần làm việc gò bó trong công sở. Người thì tìm ra ngoại thành vì những thú vui câu cá, bắn chim. Người lại thích cảnh chợ búa dân dã luôn có bán những sản vật tươi ngon quanh năm ngày tháng. Nhiều người đơn giản chỉ là về nông thôn để thư giãn đầu óc bên những bờ ruộng thơm nồng hương lúa, hay phảng phất khói hương chùa chiền tĩnh lặng. Phần lớn chỉ di chuyển bằng phương tiện chính là xe đạp. Xa thì có thể đạp lên chùa Trầm, chùa Vô Vi, chùa Trăm Gian bên Quốc Oai. Hoặc xuống Thường Tín thăm lăng đá Quận Vân, đến chùa Đậu chiêm bái tượng táng nhục thân hai vị thiền sư Vũ Khắc Trường và Vũ Khắc Minh… Gần hơn, chỉ cần đạp xe xuống quá Bệnh viện Bạch Mai hoặc lên Nghi Tàm, Xuân Đỉnh là đã có thể câu cá, hái quả.
Cũng vì những phong cảnh tự nhiên trải khắp xung quanh thành phố mà lúc ấy những công viên trong nội đô thường rất vắng người. Dân phố không mặn mà lắm với những tiểu cảnh được làm giả như ở vườn Bách Thảo hay Công viên Thống Nhất. Nó chỉ hợp với trai gái đang độ tuổi tìm hiểu, cần nơi vắng vẻ mà thôi. Lũ trẻ vẫn khoái trá khi được phụ huynh cho về nông thôn với muôn vàn điều mới lạ. Nhiều đứa được dẫn lên vườn Bách Thảo còn khóc lóc đòi về. Chúng đã quá quen mặt những khỉ, công và voi, hổ ở đấy. Những con đường vòng vèo nhân tạo quanh co bên cái hồ nước cỏn con, chúng chỉ đi một lần là thuộc hết. Công viên Thống Nhất còn chán hơn nữa. Ngoài cây non và cái hồ bảy mẫu đen ngòm ra chẳng còn thứ gì hấp dẫn.
Những cánh đồng quanh thành phố dần biến mất chỉ trong vòng 20 năm trở lại đây. Ban đầu là những khu tập thể lắp ghép Trương Định, Thanh Xuân… lúc ấy còn chơ vơ giữa cánh đồng lúa. Người được phân nhà ở đó vẫn phải vất vả đạp xe hàng ngày vào trung tâm làm việc. Tiếp đến là những building mọc lên như nấm lấp kín toàn bộ đồng ruộng ngoại thành. Tiếp nữa là những nhà máy, công xưởng trong phố cũng nhanh chóng biến thành các chung cư cao cấp. Thị dân không thể không tự đặt ra câu hỏi: Vậy thì những người nông dân trên cánh đồng ấy đi đâu cả rồi? Có mấy người đã trở thành dân phố và bao nhiêu người nữa phải lùi ra xa hơn để bám lấy nghề nông của mình? Hỏi thế nhưng không bao giờ có câu trả lời.
Một ký ức về những cánh đồng vẫn đang rời xa thị dân hàng ngày. Người lớn tuổi khó khăn khi di chuyển đã đành mà trẻ con cũng thế. Cho dù phụ huynh của chúng có chạy ô tô đi chăng nữa thì cũng không thể dừng lại giữa cao tốc để cho lũ trẻ được thưởng thức phong cảnh đồng ruộng, làng quê. Người sống ở phố lâu hơn có thể phai nhạt phần nào ký ức về quê hương của mình. Người mới nhập cư chắc chắn nỗi nhớ ấy cồn cào suốt cả quanh năm. Và chờ đợi đến tết để được về quê bằng mọi giá, dù tàu xe chen chúc. Chẳng thế mà đã có nhiều người tìm kiếm những mảnh đất không xa lắm để tái định cư theo chiều ngược lại. Cái vòng tròn “cáo quan về quê dưỡng lão” của cha ông nhiều đời hình như cũng bắt đầu lặp lại. Chẳng sao cả. Vẫn có nhiều người các tỉnh đã chuẩn bị cho mình một cơ ngơi bền vững ở phố phường để khi về hưu tận hưởng.
Thành phố sẽ vắng đi hay đông lên cũng có phần đóng góp không nhỏ của người già. Chỉ phiền một nỗi nếu chẳng may phải hỏi đường thì những người già như vậy sẽ chẳng giúp gì được ta. Cũng chẳng sao. Chiếc điện thoại thông minh bây giờ sẽ trả lời ta những câu hỏi ấy.
Những cánh đồng ven nội không chỉ là nơi cung cấp phần lớn lương thực thực phẩm cho dân phố. Nó còn là nơi tìm về nghỉ ngơi của thị dân sau một tuần làm việc gò bó trong công sở. Người thì tìm ra ngoại thành vì những thú vui câu cá, bắn chim. Người lại thích cảnh chợ búa dân dã luôn có bán những sản vật tươi ngon quanh năm ngày tháng. Nhiều người đơn giản chỉ là về nông thôn để thư giãn đầu óc bên những bờ ruộng thơm nồng hương lúa, hay phảng phất khói hương chùa chiền tĩnh lặng. Phần lớn chỉ di chuyển bằng phương tiện chính là xe đạp. Xa thì có thể đạp lên chùa Trầm, chùa Vô Vi, chùa Trăm Gian bên Quốc Oai. Hoặc xuống Thường Tín thăm lăng đá Quận Vân, đến chùa Đậu chiêm bái tượng táng nhục thân hai vị thiền sư Vũ Khắc Trường và Vũ Khắc Minh… Gần hơn, chỉ cần đạp xe xuống quá Bệnh viện Bạch Mai hoặc lên Nghi Tàm, Xuân Đỉnh là đã có thể câu cá, hái quả.
Cũng vì những phong cảnh tự nhiên trải khắp xung quanh thành phố mà lúc ấy những công viên trong nội đô thường rất vắng người. Dân phố không mặn mà lắm với những tiểu cảnh được làm giả như ở vườn Bách Thảo hay Công viên Thống Nhất. Nó chỉ hợp với trai gái đang độ tuổi tìm hiểu, cần nơi vắng vẻ mà thôi. Lũ trẻ vẫn khoái trá khi được phụ huynh cho về nông thôn với muôn vàn điều mới lạ. Nhiều đứa được dẫn lên vườn Bách Thảo còn khóc lóc đòi về. Chúng đã quá quen mặt những khỉ, công và voi, hổ ở đấy. Những con đường vòng vèo nhân tạo quanh co bên cái hồ nước cỏn con, chúng chỉ đi một lần là thuộc hết. Công viên Thống Nhất còn chán hơn nữa. Ngoài cây non và cái hồ bảy mẫu đen ngòm ra chẳng còn thứ gì hấp dẫn.
Những cánh đồng quanh thành phố dần biến mất chỉ trong vòng 20 năm trở lại đây. Ban đầu là những khu tập thể lắp ghép Trương Định, Thanh Xuân… lúc ấy còn chơ vơ giữa cánh đồng lúa. Người được phân nhà ở đó vẫn phải vất vả đạp xe hàng ngày vào trung tâm làm việc. Tiếp đến là những building mọc lên như nấm lấp kín toàn bộ đồng ruộng ngoại thành. Tiếp nữa là những nhà máy, công xưởng trong phố cũng nhanh chóng biến thành các chung cư cao cấp. Thị dân không thể không tự đặt ra câu hỏi: Vậy thì những người nông dân trên cánh đồng ấy đi đâu cả rồi? Có mấy người đã trở thành dân phố và bao nhiêu người nữa phải lùi ra xa hơn để bám lấy nghề nông của mình? Hỏi thế nhưng không bao giờ có câu trả lời.
Một ký ức về những cánh đồng vẫn đang rời xa thị dân hàng ngày. Người lớn tuổi khó khăn khi di chuyển đã đành mà trẻ con cũng thế. Cho dù phụ huynh của chúng có chạy ô tô đi chăng nữa thì cũng không thể dừng lại giữa cao tốc để cho lũ trẻ được thưởng thức phong cảnh đồng ruộng, làng quê. Người sống ở phố lâu hơn có thể phai nhạt phần nào ký ức về quê hương của mình. Người mới nhập cư chắc chắn nỗi nhớ ấy cồn cào suốt cả quanh năm. Và chờ đợi đến tết để được về quê bằng mọi giá, dù tàu xe chen chúc. Chẳng thế mà đã có nhiều người tìm kiếm những mảnh đất không xa lắm để tái định cư theo chiều ngược lại. Cái vòng tròn “cáo quan về quê dưỡng lão” của cha ông nhiều đời hình như cũng bắt đầu lặp lại. Chẳng sao cả. Vẫn có nhiều người các tỉnh đã chuẩn bị cho mình một cơ ngơi bền vững ở phố phường để khi về hưu tận hưởng.
Thành phố sẽ vắng đi hay đông lên cũng có phần đóng góp không nhỏ của người già. Chỉ phiền một nỗi nếu chẳng may phải hỏi đường thì những người già như vậy sẽ chẳng giúp gì được ta. Cũng chẳng sao. Chiếc điện thoại thông minh bây giờ sẽ trả lời ta những câu hỏi ấy.