Những người đi giành giật sự sống

Được ví như “mặt trời", những nhân viên y tế tại Trung tâm cấp cứu 115 Đà Nẵng có mặt ở nhiều nơi để mang sự hồi sinh trở về. Với họ, mỗi thời khắc đều là hành trình giành giật từng sự sống.

Nỗ lực giành giật sự sống

Tại Trạm cấp cứu Hải Châu - Trung tâm cấp cứu 115 Đà Nẵng, mọi công việc lặng lẽ diễn ra, chỉ có tiếng chuông điện thoại là hối hả không ngừng.

Điều dưỡng Nguyễn Trung kiểm tra, chuẩn bị thiết bị trước khi bắt đầu ca trực. Ảnh: XUÂN QUỲNH
Điều dưỡng Nguyễn Trung kiểm tra, chuẩn bị thiết bị trước khi bắt đầu ca trực. Ảnh: XUÂN QUỲNH
Điều dưỡng Nguyễn Trung kiểm tra, chuẩn bị thiết bị trước khi bắt đầu ca trực. Ảnh: XUÂN QUỲNH
Điều dưỡng Nguyễn Trung kiểm tra, chuẩn bị thiết bị trước khi bắt đầu ca trực. Ảnh: XUÂN QUỲNH
Điều dưỡng Nguyễn Trung kiểm tra, chuẩn bị thiết bị trước khi bắt đầu ca trực. Ảnh: XUÂN QUỲNH
Điều dưỡng Nguyễn Trung kiểm tra, chuẩn bị thiết bị trước khi bắt đầu ca trực. Ảnh: XUÂN QUỲNH
Điều dưỡng Nguyễn Trung kiểm tra, chuẩn bị thiết bị trước khi bắt đầu ca trực. Ảnh: XUÂN QUỲNH
Điều dưỡng Nguyễn Trung kiểm tra, chuẩn bị thiết bị trước khi bắt đầu ca trực. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Nhận điện thoại, điều dưỡng Nguyễn Trung (SN 1989) vội vã lên đường. Trường hợp này khá đặc biệt, anh Trung cùng đồng đội phải di chuyển từ quận Hải Châu đến xã Hòa Phú (huyện Hòa Vang) hơn 20 cây số. Còi hụ inh ỏi, chiếc xe lao đi giữa màn đêm. Vậy mà, khi đến nơi, kiểm tra dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân đã ngừng thở.

Nhận tin báo, ekip lên xe cấp cứu lao nhanh với tốc độ đến với người bệnh. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Nhận tin báo, ekip lên xe cấp cứu lao nhanh với tốc độ đến với người bệnh. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Nhận tin báo, ekip lên xe cấp cứu lao nhanh với tốc độ đến với người bệnh. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Nhận tin báo, ekip lên xe cấp cứu lao nhanh với tốc độ đến với người bệnh. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Nhận tin báo, ekip lên xe cấp cứu lao nhanh với tốc độ đến với người bệnh. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Nhận tin báo, ekip lên xe cấp cứu lao nhanh với tốc độ đến với người bệnh. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Nhưng Trung tin rằng người bệnh chưa chết, vẫn còn cơ hội cứu sống. Suốt quá trình di chuyển, Trung cùng một đồng đội nữa kiên trì ép tim, đặt nội khí quản rồi bóp bóng thở oxy hỗ trợ và quan sát kỹ tình trạng bệnh nhân. Xe chạy được vài phút, bệnh nhân tỉnh lại như một phép màu. Giành lại bệnh nhân từ tay “thần chết”, mồ hôi nhễ nhại trên mặt, cả ekip vỡ òa vì hạnh phúc.

Sơ cấp cứu ban đầu. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Sơ cấp cứu ban đầu. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Sơ cấp cứu ban đầu. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Sơ cấp cứu ban đầu. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Sơ cấp cứu ban đầu. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Sơ cấp cứu ban đầu. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Vốn đã quen với cảnh tượng đau lòng nhưng vẫn có trường hợp khiến anh Trung vẫn ám ảnh. Đó là ca cấp cứu cứu người từ một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng ở quận Sơn Trà trong trời mưa tầm tã. Nạn nhân nặng nhất gần như trong tình trạng “đứt đôi” người, một người chấn thương bụng kín, người nữa bị gãy tứ chi. Vào đến bệnh viện sau 30 phút, các bệnh nhân lần lượt tử vong.

Ekip của điều dưỡng Trung cấp cứu một bệnh nhân cao tuổi bị ngã tại nhà. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Ekip của điều dưỡng Trung cấp cứu một bệnh nhân cao tuổi bị ngã tại nhà. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Ekip của điều dưỡng Trung cấp cứu một bệnh nhân cao tuổi bị ngã tại nhà. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Ekip của điều dưỡng Trung cấp cứu một bệnh nhân cao tuổi bị ngã tại nhà. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Ekip của điều dưỡng Trung cấp cứu một bệnh nhân cao tuổi bị ngã tại nhà. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Ekip của điều dưỡng Trung cấp cứu một bệnh nhân cao tuổi bị ngã tại nhà. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Ekip của điều dưỡng Trung cấp cứu một bệnh nhân cao tuổi bị ngã tại nhà. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Ekip của điều dưỡng Trung cấp cứu một bệnh nhân cao tuổi bị ngã tại nhà. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Chẩn đoán trên xe cấp cứu. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Chẩn đoán trên xe cấp cứu. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Chẩn đoán trên xe cấp cứu. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Chẩn đoán trên xe cấp cứu. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Chẩn đoán trên xe cấp cứu. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Chẩn đoán trên xe cấp cứu. Ảnh: XUÂN QUỲNH

"Công việc của tôi vất vả, áp lực, có những ngày cấp cứu nhiều tai nạn quá, về đến nhà không muốn ăn, đêm cứ nhắm mắt là thấy những cảnh tượng không hay. Nhiều vụ muốn cứu mà không cứu được. Sát cánh cùng người bệnh, chúng tôi chứng kiến sự ra đi của bệnh nhân, sự chia lìa của một gia đình. Tất cả những cảm xúc đó, chúng tôi đều phải "gói" vào một ngăn để giữ vững tinh thần làm việc, chiến đấu với các “sự cố” để cứu sống bệnh nhân. Có thể xúc động, đau lòng,… nhưng không cho phép bản thân gục ngã”, anh Trung trải lòng.

Những chuyến xe không thời gian

Các nữ nhân viên y tế liên tục nhận cuộc gọi từ người dân. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Các nữ nhân viên y tế liên tục nhận cuộc gọi từ người dân. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Các nữ nhân viên y tế liên tục nhận cuộc gọi từ người dân. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Các nữ nhân viên y tế liên tục nhận cuộc gọi từ người dân. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Các nữ nhân viên y tế liên tục nhận cuộc gọi từ người dân. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Các nữ nhân viên y tế liên tục nhận cuộc gọi từ người dân. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Càng về đêm, chiếc máy điện thoại tại quầy trực lúc nào cũng "nóng ran", xe tại trạm cấp cứu Hòa Minh – Trung tâm cấp cứu 115 Đà Nẵng (đường Thanh Tịnh, quận Liên Chiểu) liên tục ra vào. Nghề của 115 được coi là "chạy đua với tử thần" nên có nhiều áp lực.

Những chuyến xe hoạt động xuyên màn đêm. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Những chuyến xe hoạt động xuyên màn đêm. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Theo ông Ngô Diên Anh Tuấn, kỹ thuật viên gây mê tại trạm cấp cứu Hòa Minh – Trung tâm cấp cứu 115 Đà Nẵng, vào ngày lễ tết, người dân có thể vui vẻ đoàn tụ cùng gia đình. Trong khi đó, nhân viên y tế tại trạm vẫn phải chia nhau trực. Những ngày đó, số bệnh nhân tăng lên nhiều.

Nhân viên Trạm cấp cứu Hòa Minh - Trung tâm cấp cứu 115 Đà Nẵng đưa bệnh nhân đến bệnh viện trong thời điểm Covid-19. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Nhân viên Trạm cấp cứu Hòa Minh - Trung tâm cấp cứu 115 Đà Nẵng đưa bệnh nhân đến bệnh viện trong thời điểm Covid-19. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Ở nơi được ví như “đầu sóng ngọn gió” và nhân viên làm việc ở đây phải có “thần kinh thép”. Trong một ngày, số lượng bệnh nhân đổ về lên đến hàng trăm cần xử lý nhanh. Mỗi lần như vậy, mở lớp khẩu trang để hít thở, uống một hớp nước để giải khát...cũng là xa xỉ. Căng thẳng 24 tiếng, kiệt sức sau ca trực, nhân viên y tế phải tranh thủ ngủ lấy sức.

Một kíp trực của Trạm cấp cứu Hòa Minh - Trung tâm cấp cứu 115 Đà Nẵng. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Một kíp trực của Trạm cấp cứu Hòa Minh - Trung tâm cấp cứu 115 Đà Nẵng. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Vất vả là thế, theo anh Tuấn, không chỉ cần một tình yêu nghề, những người làm cấp cứu cần có bản lĩnh, tinh thần thép. Môi trường làm việc của ekip cấp cứu luôn ở ngoài cộng đồng, bị chi phối bởi nhiều yếu tố phức tạp. Ở đó, không hề có “lớp bảo vệ” nào, anh Tuấn phải luôn nhạy bén để tự ứng cứu nếu có tình huống nguy hiểm. Thậm chí, nguy hiểm đó xuất phát từ việc tiếp xúc với bệnh nhân. Lúc này, họ phải người bình tĩnh nhất và luôn giữ cho mình “một cái đầu lạnh và trái tim nóng”.

“Chúng tôi có các bạn trẻ, đa phần là nữ, vóc dáng nhỏ nhắn thế nhưng có thể vác bệnh nhân nặng từ 50-70kg”, ông Tuấn chia sẻ.

Chọn lý do để “sống” với nghề

Tốt nghiệp Đại học Y Dược Huế năm 2000, bà Ngô Thị Phương Thảo, Phó Giám đốc Trung tâm cấp cứu 115 Đà Nẵng nhớ lại, bản thân lúc ấy ước mơ sẽ làm việc gì lớn lao như trở thành một bác sĩ điều trị có chuyên môn cao tại bệnh viện lớn.

“Bệnh nhân chả biết mình, khi mình đến tiếp cận thì họ hôn mê mất rồi. Người nhà lúc đó cũng chỉ tập trung lo lắng cho người bệnh, họ cũng không quan tâm mình là ai. Khi đến bệnh viện, mình lại giống như người đưa đò, đưa đến rồi họ cũng dần lãng quên”, bà Thảo giải bày.

Cũng bởi vậy, “chạm đến” lĩnh vực cấp cứu, cảm giác đầu tiên của cô bác sĩ trẻ như bà Thảo lúc bấy giờ là không thể gắn bó lâu dài.

Đề cập đến lý do đeo bám với nghề Cấp cứu 115 trong chừng ấy năm, bà Thảo cho hay, giây phút cùng người bệnh vượt “cửa tử” đã níu giữ chị. Cảm giác bồng một đứa trẻ trên tay là sự xúc động đến nghẹn ngào.

Bà Ngô Thị Phương Thảo, Phó Giám đốc Trung tâm cấp cứu 115 Đà Nẵng đang trực chỉ đạo tại chỉ huy Trung tâm cấp cứu 115 Đà Nẵng. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Bà Ngô Thị Phương Thảo, Phó Giám đốc Trung tâm cấp cứu 115 Đà Nẵng đang trực chỉ đạo tại chỉ huy Trung tâm cấp cứu 115 Đà Nẵng. Ảnh: XUÂN QUỲNH

Nhìn nhận thực tế, theo bà Thảo, vợ hoặc chồng của nhân viên y tế phải gánh vác thay trách nhiệm về kinh tế, chăm sóc người thân.

Nhân viên y tế cấp cứu cũng sẽ có lúc chạnh lòng, tâm trạng chùng lại, muốn nghỉ việc khi đứng trước những khó khăn của công việc và cuộc sống, áp lực dư luận... Nhưng rồi, vượt qua những khoảng khắc đó, họ lại lặng lẽ bỏ qua và chọn một lý do để tiếp tục với nghề, đi giành giật lại sự sống cho người bệnh...

"Số ca cấp cứu mà Trung tâm thực hiện là 16.000 ca/1 năm. Thời gian qua, không hề có một ý kiến phàn nàn, chê trách của người dân về thái độ, trình độ chuyên môn", bà Ngô Thị Phương Thảo, Phó Giám đốc Trung tâm cấp cứu 115 Đà Nẵng thông tin.

Tin cùng chuyên mục