
Ra đi từ Nhà hát kịch sân khấu nhỏ 5B Võ Văn Tần, Hồng Vân gầy dựng nên thương hiệu sân khấu kịch Phú Nhuận chỉ sau 4 năm. Không chỉ tạo nên một địa chỉ văn hóa hấp dẫn cho công chúng yêu nghệ thuật, NSƯT Hồng Vân còn đảm đương vai trò “bà đỡ” của các tài năng sân khấu trẻ.
Hồng Vân quê ở Hà Nội, nhưng lập nghiệp tại TPHCM. Thuở nhỏ đi học, tôi thích làm chỉ huy, còn ở trong xóm tôi luôn là đầu trò cho bọn trẻ chơi trò đánh trận giả như… con trai. Nhưng được cái, tôi học giỏi nên ai cũng thương. Tôi đặc biệt mê sách báo. Có được cuốn truyện cổ tích, ngụ ngôn nào hay là ngưng chơi để “ôm” sách. Bọn trẻ trong xóm thường xúm lại nghe tôi kể chuyện huyên thuyên đủ điều… cổ tích. Chính tuổi thơ đầy ắp kỷ niệm ấy đã đeo đẳng chị mãi đến giờ…
Tôi từng làm một số vở kịch phục vụ thiếu nhi như “Nàng Út ống tre”, “Anh chàng Sọ dừa”, “Bé Na và 5 chú quỷ”… nhưng do không có sân khấu diễn nên đành lỗi hẹn với các em. Từ đây tới Tết, tôi muốn đầu tư làm kịch thiếu nhi và diễn thường xuyên vào sáng chủ nhật hàng tuần tại sân khấu Trung tâm văn hóa quận Phú Nhuận. Đề tài của các vở kịch chỉ khai thác từ truyện cổ tích, ngụ ngôn Việt Nam. Tôi và ông bầu Phước Sang của sân khấu kịch Sài Gòn sẽ hợp tác làm chương trình này.

Cách đây hơn 10 năm, Hồng Vân từng là một cô đào của sân khấu cải lương, chuyên đóng cặp cùng kép Minh Phụng, Minh Vương. Nhưng sau này, quá thành công ở lĩnh vực sân khấu kịch nói, người ta đã… quên đi một cô đào cải lương Hồng Vân. Nhưng kể cũng lạ, tôi vẫn yêu cải lương, nghệ sĩ Thanh Nga là thần tượng của tôi, khi thi vào trường sân khấu năm ấy tôi muốn học cải lương nhưng không có khóa đào tạo.
Sau cùng, tôi mới theo học khoa đạo diễn. Nghề đạo diễn đã chọn Hồng Vân. Có lẽ nhờ học đạo diễn mà sau này chị mới có thể quản lý tốt sân khấu kịch Phú Nhuận. Nhưng có vẻ hơi tréo ngoe, tốt nghiệp đạo diễn, chị lại đi làm… diễn viên ở Nhà hát kịch sân khấu nhỏ 5B Võ Văn Tần.
Tốt nghiệp năm 1989, tôi về nhà hát sân khấu nhỏ làm… diễn viên, sau đó một thời gian tôi mới thực sự bắt đầu làm đạo diễn. Thời gian ở sân khấu nhỏ, tôi đã được sống với hàng loạt vở diễn đậm chất nghệ thuật, cùng làm việc với dàn diễn viên hùng hậu như NSƯT Kim Xuân, Việt Anh, Thành Lộc, Thành Hội, Thanh Hoàng…
Sau khi Huỳnh Anh Tuấn thành lập sân khấu IDECAF, Phước Sang lập sân khấu Kịch Sài Gòn với sự hỗ trợ của đông đảo anh em nghệ sĩ, tôi nghĩ, làm sân khấu xã hội hóa kể cũng hay. Vậy là tôi tách ra, lập sân khấu kịch Phú Nhuận. Chỉ một thân một mình gánh vác, lo toan mọi thứ, cái khó khăn nhất của tôi lúc đó là lực lượng diễn viên… với một phong cách riêng.
Năm 2001, khi tình hình sân khấu đang khủng hoảng do thiếu kịch bản hay, tôi quyết định chọn dựng những vở diễn từ các tác phẩm văn học giai đoạn 1930 –1945. Tôi biết, chọn các tác phẩm văn học nổi tiếng cũng rất dễ phiêu lưu, nhưng tôi mê những tác phẩm này quá.
Tôi đã phải ấp ủ chúng hơn một năm trời mới đưa lên dàn dựng. Và tới giờ hướng đi của tôi đã được khán giả chấp nhận. Tôi đã có các vở “Số đỏ”, “Chị Dậu”, “Chí Phèo – Thị Nở”, “Cô gái ăn cắp”, sắp tới là “Làm đĩ”, “Kỹ nghệ lấy Tây” (chuyển thể từ tác phẩm văn học của Vũ Trọng Phụng). Tôi đang tính đến một số tác phẩm của các nhà văn miền Nam khác.
Còn mơ ước về một sân khấu cải lương của chị thì sao? Tôi từng chứng kiến cảnh nhiều nghệ sĩ cải lương đang diễn ở sân khấu kịch Phú Nhuận rất hoàn cảnh. Tôi quyết định sẽ “nhảy” vào đầu tư cho sân khấu cải lương. Đến giờ, tôi đã chọn được hai kịch bản “Hỉ, nộ, ái, ố” và “Ba Giai, Tứ Xuất” để dàn dựng và cố gắng vào cuối năm nay sẽ ra mắt khán giả.
Lực lượng diễn viên chủ yếu là NSND Diệp Lang, nghệ sĩ Bảo Quốc, Hồng Tơ, Phú Quý. Tôi cũng sẽ mời thêm một số nghệ sĩ khác như Trọng Phúc, Thạch Thảo và cả… tôi cũng tham gia.
Cảm ơn chị và chúc thành công!
ĐỖ HẠNH