Ra mắt ấn phẩm “Không còn bệnh tim” của chủ nhân giải Nobel Y học năm 1998

Ấn phẩm Không còn bệnh tim (First News & NXB Dân trí) của tiến sĩ Louis J. Ignarro – một trong ba nhà khoa học giành giải Nobel Y học năm 1998 – vừa chính thức ra mắt bạn đọc Việt Nam, mang đến góc nhìn đột phá về cơ chế tự chữa lành bệnh tim mạch thông qua một phân tử có sẵn trong cơ thể: oxit nitric (NO).

Ngày 12-10-1998, Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska (Thụy Điển) đã trao giải Nobel Sinh lý học và Y học cho ba nhà khoa học gồm Robert F. Furchgott, Louis J. Ignarro và Ferid Murad, nhằm vinh danh công trình khám phá vai trò của oxit nitric như một “phân tử tín hiệu” trong hệ tim mạch. Phát hiện mang tính cách mạng này không chỉ làm thay đổi nhận thức y học toàn cầu mà còn đặt nền móng cho hàng loạt ứng dụng trong điều trị bệnh tim mạch, rối loạn cương dương, tổn thương mạch máu và nhiều bệnh lý mạn tính khác.

Khong con benh tim (2).jpg
Cuốn sách được xem như một cuộc cách mạng y học về bệnh tim mạch

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu, với khoảng 640 triệu người mắc các bệnh như cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ... Trong bối cảnh đó, phát hiện về vai trò của NO – một phân tử được cơ thể sản sinh tự nhiên – được xem là “chìa khóa” để kiểm soát và phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm này.

Trong Không còn bệnh tim, TS Ignarro lý giải vai trò thiết yếu của NO trong việc duy trì sự đàn hồi của mạch máu, điều hòa huyết áp và ngăn ngừa hình thành huyết khối – nguyên nhân trực tiếp dẫn đến đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Ông ví hệ tim mạch như một “bộ máy trung tâm” hoạt động liên tục, đưa máu giàu oxy qua mạng lưới mạch máu dài tới 160.000km – tương đương gấp đôi chu vi Trái đất.

Không chỉ dừng lại ở lý thuyết, cuốn sách còn cung cấp nhiều dẫn chứng thực tế và nghiên cứu lâm sàng để chứng minh hiệu quả của việc kích hoạt cơ chế tự sản sinh NO trong cơ thể nhằm phòng tránh và phục hồi các vấn đề tim mạch. Qua đó, TS Ignarro không chỉ giải mã thành công một phân tử từng là bí ẩn trong phòng thí nghiệm mà còn biến nó thành “người bạn đồng hành” trong hành trình sống khỏe của hàng triệu người.

Tin cùng chuyên mục