Nước thải sinh hoạt làm gia tăng ô nhiễm kênh rạch

Đó là kết quả nghiên cứu do Viện Tài nguyên và Môi trường vừa công bố. Theo đó, ngoài những nguồn thải gây ô nhiễm kênh rạch trên địa bàn TPHCM đã được xác định như nước công nghiệp không được kiểm soát và xử lý triệt để, nước thải từ thượng nguồn ở tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, thì nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh của các hộ dân và phòng trọ sống dọc hai bên kênh rạch không qua bể tự hoại đang góp phần gia tăng mức độ ô nhiễm chất lượng nước kênh rạch.

(SGGP).- Đó là kết quả nghiên cứu do Viện Tài nguyên và Môi trường vừa công bố. Theo đó, ngoài những nguồn thải gây ô nhiễm kênh rạch trên địa bàn TPHCM đã được xác định như nước công nghiệp không được kiểm soát và xử lý triệt để, nước thải từ thượng nguồn ở tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, thì nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh của các hộ dân và phòng trọ sống dọc hai bên kênh rạch không qua bể tự hoại đang góp phần gia tăng mức độ ô nhiễm chất lượng nước kênh rạch.

Bên cạnh đó, tình trạng nước thải từ các cơ sở sản xuất nhỏ nằm xen lẫn trong khu dân cư như sản xuất bún, dệt nhuộm thủ công, chế biến thực phẩm; nước thải từ hệ thống nhà hàng, khách sạn, quán ăn quy mô nhỏ, nước thải rửa xe, trạm xăng; nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất nông nghiệp có chứa thuốc trừ sâu và chất dinh dưỡng; nước thải từ hoạt động của tàu thuyền trên sông; nước thải phát sinh từ hệ thống chợ truyền thống, trung tâm thương mại… chưa được quan tâm xử lý triệt để.

Mặt khác, ý thức của một bộ phận người dân còn thấp, vẫn còn tình trạng xả rác bừa bãi ra kênh rạch gây tắc nghẽn dòng chảy, khiến tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Lý giải thực tế này, đại diện Viện Tài nguyên và Môi trường cho biết, sự phát triển đô thị nhanh chóng khiến cho hệ thống thoát nước thải đô thị của thành phố trở nên quá tải. Công tác quản lý môi trường của các ngành chức năng chưa hiệu quả.

MINH XUÂN

Tin cùng chuyên mục