Nước và an ninh lương thực

Theo Cơ quan Lương Nông Liên hiệp quốc (FAO), an ninh lương thực được đảm bảo khi tất cả mọi người, tại mọi thời điểm có thể tiếp cận nguồn lương thực một cách đầy đủ và an toàn cả về chất lượng lẫn số lượng, đáp ứng nhu cầu ăn uống và dinh dưỡng cho cuộc sống khỏe mạnh và năng động. Việt Nam có thế mạnh phát triển nông nghiệp và là một trong những quốc gia có lượng gạo xuất khẩu nhiều nhất trên thế giới.

Theo Cơ quan Lương Nông Liên hiệp quốc (FAO), an ninh lương thực được đảm bảo khi tất cả mọi người, tại mọi thời điểm có thể tiếp cận nguồn lương thực một cách đầy đủ và an toàn cả về chất lượng lẫn số lượng, đáp ứng nhu cầu ăn uống và dinh dưỡng cho cuộc sống khỏe mạnh và năng động. Việt Nam có thế mạnh phát triển nông nghiệp và là một trong những quốc gia có lượng gạo xuất khẩu nhiều nhất trên thế giới.

Tuy nhiên, hiện công tác bảo vệ nguồn tài nguyên nước quốc gia, một yếu tố quan trọng và thiết yếu để phát triển nông nghiệp của nước ta, hiện vẫn còn nhiều tồn tại. Nhân ngày Nước thế giới 2012 với chủ đề “Nước và an ninh lương thực”, chúng ta hãy nhìn lại vai trò của nước đối với sự bảo đảm an ninh lương thực và phát triển bền vững đất nước.

Nhu cầu lương thực đang ngày càng tăng cao do sức ép dân số

Theo thống kê của FAO, trung bình mỗi người uống từ 2 tới 4 lít nước mỗi ngày; phần lớn lượng nước “uống” ấy nằm sẵn trong thực phẩm mà chúng ta ăn. Thế giới hiện phải nuôi ăn hơn 7 tỷ người và có thể thêm 2 tỷ người nữa vào năm 2050. Điều này có nghĩa chúng ta cần thêm 70% lượng thực phẩm và đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, phải tăng 100% sản lượng mới đủ để cung cấp cho nhu cầu lương thực của người dân. Cũng theo tổ chức này, trên thế giới hiện có “1 tỷ người đói kinh niên” và tại các nước đang phát triển, cứ 3 đứa trẻ dưới 5 tuổi thì có một em còi cọc vì thiếu dinh dưỡng.

Một trong những tác nhân quan trọng gây ô nhiễm nguồn nước trong nông nghiệp hiện nay là sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật. Các hóa chất từ các loại thuốc này ngấm vào nguồn nước, đặc biệt là thấm sâu vào trong các mạch nước ngầm, gây ô nhiễm nguồn nước được dùng làm nước uống cho con người và gia súc.

Hiện nay, môi trường sống của các loại động thực vật trên các con sông ở nước ta đang dần bị hủy hoại nghiêm trọng. Việt Nam có 2.360 con sông và 26 phân lưu nhưng vì nhiều nguyên nhân, phần lớn do các hoạt động phát triển công nghiệp, đô thị hóa và gia tăng dân số, đang làm suy thoái nguồn nước trên các con sông.

Việc sử dụng lãng phí nguồn nước cũng là một nguyên nhân khiến an ninh lương thực không được bảo đảm, dẫn đến thiếu hụt nguồn nước trong tương lai, làm mất ổn định về kinh tế, xã hội.

Ảnh hưởng của hiện tượng biến đổi khí hậu lên nguồn nước và an ninh lương thực cũng là một bài toán cấp bách cần được giải quyết. Hiện tượng biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến lượng nước mưa, lượng nước tưới tiêu, nước uống, thức ăn cho gia súc, rừng và hoạt động nuôi trồng thủy sản.. Đã đến lúc có động thái mạnh mẽ để bảo vệ nguồn nước cho cuộc sống hiện tại và mai sau.

Cách đây 19 năm kể từ 1993, Liên hiệp quốc đã chọn ngày 22-3 mỗi năm là ngày Nước thế giới, lấy từ sáng kiến tại Hội nghị Môi sinh và Phát triển tại Rio de Janeiro (Brazil), năm 1992.

Các chủ đề của ngày Nước thế giới theo thứ tự thời gian:

1994: Nước - nguồn tài nguyên chúng ta cùng bảo vệ;
1995: Nước và phụ nữ ;
1996: Nước cho các đô thị thiếu khát;
1997: Nước thế giới: Có đủ không?;
1998: Nước ngầm - tài nguyên không thấy;
1999: Mọi người sống dưới nguồn;
2000: Nước cho thế kỷ 21;
2001: Nước cho sức khỏe;
2002: Nước cho phát triển;
2003: Nước cho tương lai;
2004: Nước và những thảm họa;
2005: Nước cho cuộc sống;
2006: Nước và văn hóa;
2007: Nước thiếu hụt trên thế giới;
2008: Nước và vệ sinh;
2009: Nước xuyên các quốc gia;
2010: Nước sạch và sức khỏe thế giới;
2011: Nước cho các đô thị;
2012: Nước và an ninh lương thực.

HIẾU THƯỢNG

Tin cùng chuyên mục