Nứt vỡ mặt cầu Thăng Long do thi công trong điều kiện thời tiết không phù hợp

Ngày 23-3, Viện Khoa học và Công nghệ GTVT đã có báo cáo chính thức gửi Bộ GTVT về kết luận bước đầu nguyên nhân và hướng xử lý vết nứt mặt đường bê-tông nhựa cầu Thăng Long.

(SGGP).- Ngày 23-3, Viện Khoa học và Công nghệ GTVT đã có báo cáo chính thức gửi Bộ GTVT về kết luận bước đầu nguyên nhân và hướng xử lý vết nứt mặt đường bê-tông nhựa cầu Thăng Long.

Theo báo cáo, nguyên nhân chính dẫn đến sự hình thành một số vết nứt cục bộ trên mặt cầu Thăng Long là do một số mẻ bê-tông nhựa SMA đã bị nguội nhanh trong quá trình lu lèn, dẫn tới bê-tông nhựa sau khi kết thúc lu lèn ở nhiệt độ thấp hơn 120°C đã không đủ nhiệt độ để bám dính với lớp dưới không đảm bảo độ chặt như thiết kế.

Viện KH-CN GTVT đề xuất phương án xử lý trước hết xác định phạm vi các vết nứt cục bộ đã phát hiện và khoanh mảng để cắt bỏ lớp bê-tông nhựa chưa đủ độ chặt và kém dính bám với lớp dưới. Sử dụng đúng loại hỗn hợp vật liệu bê-tông nhựa SMA để trám vá kết hợp biện pháp thoát nước nhanh ra khỏi phạm vi mặt cầu. Sau đó, tiếp tục khoan kiểm định đánh giá chất lượng bê-tông nhựa ở các điểm khác nhau và theo dõi để đánh giá chất lượng bê-tông nhựa.

Nếu phát hiện có các dấu hiệu mẫu khoan bê-tông nhựa có độ rỗng cao và ngậm nước tương tự như các mẫu lấy ở vị trí vết nứt thì cần chủ động để sửa chữa. Với khối lượng công việc, Bộ GTVT đã lùi thời hạn cho phép nhà thầu phải sửa chữa mặt cầu Thăng Long xong trước 31-3.

M.Duy

  • Thông tin liên quan:

- Phải khắc phục vết nứt trên cầu Thăng Long trước 26-3

Tin cùng chuyên mục