Phát hành Kỷ yếu Hoàng Sa

Chiều 9-1, tại khuôn viên Bảo tàng Đà Nẵng, UBND huyện đảo Hoàng Sa (TP Đà Nẵng) tổ chức giới thiệu ấn phẩm “Kỷ yếu Hoàng Sa” do Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông xuất bản và phát hành.
Phát hành Kỷ yếu Hoàng Sa

(SGGPO).- Chiều 9-1, tại khuôn viên Bảo tàng Đà Nẵng, UBND huyện đảo Hoàng Sa (TP Đà Nẵng) tổ chức giới thiệu ấn phẩm “Kỷ yếu Hoàng Sa” do Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông xuất bản và phát hành.

Kỷ yếu Hoàng Sa chính thức được phát hành.

Kỷ yếu Hoàng Sa chính thức được phát hành.

Cuốn kỷ yếu dày 212 trang gồm 4 phần: Hoàng Sa là của Việt Nam; Công tác quản lý nhà nước đối với huyện Hoàng Sa; Hoàng Sa và những nhân chứng lịch sử; Cảm nghĩ của người Đà Nẵng về Hoàng Sa.

Ông Nguyễn Nhự (85 tuổi, trú thôn Bắc An, xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng), một trong những nhân chứng sống về Hoàng Sa đã từng làm công tác khí tượng trên đảo Hoàng Sa từ năm 1969 đến năm 1972) xúc động khi cầm cuốn kỷ yếu Hoàng Sa trên tay.

Ông Nguyễn Nhự (85 tuổi, trú thôn Bắc An, xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng), một trong những nhân chứng sống về Hoàng Sa đã từng làm công tác khí tượng trên đảo Hoàng Sa từ năm 1969 đến năm 1972) xúc động khi cầm cuốn kỷ yếu Hoàng Sa trên tay.

Đây là cuốn kỷ yếu tập hợp tài liệu về Hoàng Sa một cách đầy đủ nhất với hàng ngàn đầu tài liệu, sách báo, hình ảnh, hiện vật và ghi chép về Hoàng Sa, trong đó có nhiều tài liệu cổ là các Châu bản từ thời nhà Nguyễn.

Ông Đặng Công Ngữ - Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) tặng cuốn kỷ yếu cho những "nhân chứng sống" từng làm việc trên quần đảo Hoàng Sa.

Ông Đặng Công Ngữ - Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) tặng cuốn kỷ yếu cho những "nhân chứng sống" từng làm việc trên quần đảo Hoàng Sa.

Ngoài ra còn có nhiều đầu tài liệu “mật” của chính quyền Sài Gòn cử quân đội đi bảo vệ Hoàng Sa những lần đảo bị tàu Trung Quốc xâm phạm…lần đầu tiên được tìm thấy. Đặc biệt, cuốn Kỷ yếu tập hợp những bài viết, cảm nghĩ, phim và bút tích, sứ vụ lệnh của những nhân viên khí tượng của Chính quyền Sài Gòn, những người lính hải quân của Quân đội Sài Gòn sống đã từng sống và làm việc tại Hoàng Sa.

Ông Phạm Khôi - một "nhân chứng sống" về Hoàng Sa tặng UBND huyện đảo Hoàng Sa (TP. Đà Nẵng) bức phác họa sơ đồ quần đảo Hoàng Sa.

Ông Phạm Khôi - một "nhân chứng sống" về Hoàng Sa tặng UBND huyện đảo Hoàng Sa (TP. Đà Nẵng) bức phác họa sơ đồ quần đảo Hoàng Sa.

Cuốn Kỷ yếu Hoàng Sa là công trình nghiên cứu lịch sử, được xem là tài liệu bổ sung vào “Lịch sử Hoàng Sa” với đầy đủ cơ sở, chứng cứ để khẳng định: Hoàng Sa là lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam, là một đơn vị hành chính trực thuộc TP Đà Nẵng.

Ông Đặng Công Ngữ (trái) - Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa (TP. Đà Nẵng) làm lễ ra mắt cuốn Kỷ yếu Hoàng Sa.

Ông Đặng Công Ngữ (trái) - Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa (TP. Đà Nẵng) làm lễ ra mắt cuốn Kỷ yếu Hoàng Sa.

Ông Đặng Công Ngữ - Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa cho biết: “Đau đáu với một phần lãnh thổ Tổ quốc chưa về với Đất Mẹ đã thôi thúc tất cả đồng bào ta quyết tâm đấu tranh cho sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Cuộc đấu tranh có thể kéo dài nhưng chúng ta nhất định thắng lợi, chúng ta luôn giữ vững lập trường, khẳng định và chứng minh một cách thuyết phục với thế giới rằng: Hoàng Sa là của Việt Nam.”.

Tại buổi ra mắt cuốn Kỷ yếu Hoàng Sa, ông Phạm Khôi, một trong những “nhân chứng sống Hoàng Sa” đã tặng UBND huyện đảo Hoàng Sa bức phác họa sơ đồ quần đảo Hoàng Sa.

Tin, ảnh: Nguyên Khôi

Tin cùng chuyên mục