Ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, biển Việt Nam nằm trong vùng có tính đa dạng sinh học khá cao, với hơn 11.000 loài sinh vật được phát hiện. Tính đa dạng về cảnh quan tự nhiên và nguồn lợi thủy sản là thế mạnh của Việt Nam trong phát triển ngành kinh tế biển nói chung và kinh tế thủy sản nói riêng, đặc biệt là thiết lập các KBTB.

Tuy nhiên theo đánh giá của Bộ NN&PTNN, công tác bảo tồn biển tại Việt Nam còn nhiều hạn chế. Việc khai thác hoạt động du lịch, tận diệt hải sản thiếu sự giám sát chặt chẽ từ cơ quan quản lý gây hệ quả nghiêm trọng đối với thiên nhiên biển, từng bước làm suy giảm chất lượng của các hệ sinh thái dưới nước. Ô nhiễm môi trường ven biển từ rác thải du lịch (đặc biệt là rác thải nhựa), các hoạt động nhấn chìm gần khu vực bảo tồn biển... đang trở thành vấn đề cấp bách.


Thời gian tới, Bộ NN&PTNT yêu cầu các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Luật Thủy sản 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, đặc biệt là các nội dung liên quan đến quản lý KBTB; Ưu tiên bố trí nguồn lực cho các KBTB hoạt động bảo tồn biển; Bố trí lực lượng kiểm tra tại các KBTB để thực hiện tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm; chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý KBTB tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm tại các KBTB; xử lý nghiêm các hành vi sử dụng xung điện, chất nổ, hóa chất cấm, chất độc, nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác hải sản...
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Liên kết nâng giá trị nông sản
-
Doanh nghiệp nhà nước chỉ tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính
-
Hàng Việt có mặt trên 200 quốc gia, vùng lãnh thổ
-
Khảo sát, tìm cách phát huy nguồn lực sông Sài Gòn
-
Khai mạc Ngày hội Du lịch TPHCM 2022
-
Giải ngân vốn đầu tư công: Bức thiết nhưng vẫn ì ạch
-
Khối ngoại mua ròng gần 1.800 tỷ đồng trong tuần VN-Index giảm hơn 11%
-
Khách nhộn nhịp mua tour tại Ngày hội Du lịch TPHCM
-
Mời gọi các nhà đầu tư Hàn Quốc đến khu vực Nam Trung bộ - Tây Nguyên
-
Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công