Tính đến nay, tổng số điểm bán của 4 chương trình BOTT là 10.602 điểm, tăng 1.397 điểm so với năm 2016. Riêng chương trình lương thực - thực phẩm có 4.127 điểm bán, gồm 112 siêu thị - trung tâm thương mại, 477 cửa hàng tiện lợi, 922 điểm bán trong 131 chợ truyền thống, 2.616 điểm bán trong khu dân cư. Trong số đó có 982 điểm bán tại các quận ven, huyện ngoại thành; 19 điểm bán phục vụ công nhân tại 11 khu công nghiệp, khu chế xuất.
Ngoài ra, TPHCM hiện có 239 chợ đã từng bước được sắp xếp, phân bố phù hợp nhu cầu tiêu dùng của người dân từng khu vực. Hệ thống phân phối hiện đại trên địa bàn TP đến nay có 207 siêu thị; 43 trung tâm thương mại; 1.100 cửa hàng tiện lợi… đang góp phần tích cực vào phát triển hệ thống phân phối hiện đại của thành phố.
Trong định hướng phát triển mạng lưới phân phối đến năm 2020, TPHCM sẽ không xây dựng thêm chợ truyền thống ở các quận nội thành nhưng sẽ tăng cường rà soát lại các mặt bằng hiện hữu để tái bố trí cho các doanh nghiệp phát triển điểm bán, cửa hàng tiện lợi; tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước xây dựng các siêu thị, trung tâm thương mại theo hướng văn minh, hiện đại. Đối với các chợ hiện hữu sẽ được cải tạo, đầu tư, nâng cấp để đạt chuẩn chợ hiện đại trong giai đoạn mới.
Các tin, bài viết khác
-
Ngành công thương TPHCM: Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp hồi phục, mở rộng thị trường
-
Tổng công ty Thương mại Sài Gòn: Điển hình vượt khó, hoàn thành mục tiêu kép năm 2020
-
Co.opmart, Co.opXtra nhận giao giỏ quà miễn phí
-
Hướng tới tăng sản lượng thịt bò trong nước
-
Ngành công thương Vượt khó thành công
-
Tăng kết nối, tạo sức bật cung ứng hàng hóa dịch vụ
-
Cần ý thức ngừa dịch trên gia súc, gia cầm
-
Vissan dự trữ hàng phục vụ tết trị giá 900 tỷ đồng
-
Phấn đấu thành lập mới 2.500 doanh nghiệp nông nghiệp
-
Satra cung ứng đủ hàng tết, giá ổn định