Có rất nhiều đánh giá tiêu cực về thị trường điện ảnh Việt năm 2022. Do đó, bước sang năm mới, việc lấy lại niềm tin từ khán giả bằng những tác phẩm chất lượng mang ý nghĩa tiên quyết.
Tạm khép lại hành trình ra rạp trong nước, nhiều phim Việt đã và đang tìm cho mình những hướng đi mới, đến với khán giả ở các thị trường nước ngoài hay tham dự các Liên hoan phim (LHP), giải thưởng. Chuyện không mới nhưng trong bối cảnh hiện nay đang có sự “đồng thanh” từ nhiều bộ phim.
Phim Việt ra nước ngoài từ trình chiếu thương mại đến tham gia các liên hoan phim (LHP) ngày một nhiều hơn. Song tín hiệu tích cực ấy vẫn chưa thể lấp đầy khoảng trống việc chưa tạo được thương hiệu, chỗ đứng trên trường quốc tế, thậm chí “thua” trên sân nhà.
Thời gian gần đây, một số phim bom tấn nước ngoài quay lại rạp chiếu, thậm chí có một vài tác phẩm sau hàng thập niên kể từ lần ra rạp đầu tiên nhưng vẫn có sức hút với khán giả Việt.
Thị trường luôn cần những bom tấn đúng nghĩa để kích cầu, thu hút khán giả ra rạp là nhận định đúng kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát. Cho đến thời điểm hiện tại, điều đó vẫn không sai.
Theo thống kê của các đơn vị phát hành, khán giả trẻ, đặc biệt trong độ tuổi từ 18-25, chiếm thị phần lớn trong số những người ra rạp. Xem phim là một hình thức giải trí, nhưng đồng thời cũng là hoạt động văn hóa. Và đã có không ít trường hợp “con sâu làm rầu nồi canh”.
Đưa câu chuyện về bạo hành gia đình lên màn ảnh rộng, Bẫy ngọt ngào chọn hướng tiếp cận khá táo bạo để khắc họa nỗi đau của người trong cuộc. Nó dai dẳng, âm ỉ, thầm kín chỉ trực trào khi mọi chuyện đi quá sức chịu đựng.
Sau một thời gian dài đóng cửa do dịch Covid-19, ngày 10-2 các rạp chiếu của Hà Nội đã đồng loạt mở cửa trở lại. Song do ngày mở cửa là ngày giữa tuần, người lớn đi làm, trẻ em mới trở lại trường; thêm nữa miền Bắc đang có đợt không khí lạnh kéo dài nên khán giả trong ngày đầu khá thưa thớt.
Thông tin sự trở lại của Trạng Tí vào dịp tết Nguyên đán Nhâm Dần vừa bất ngờ nhưng cũng được nhà sản xuất kỳ vọng sẽ góp phần lấy lại thị phần phòng vé cho điện ảnh Việt.
Hậu giãn cách xã hội, so với lĩnh vực phim điện ảnh và truyền hình, phim chiếu mạng có sự trở lại mạnh mẽ với nhiều dự án khác nhau, đa dạng về đề tài và ngôn ngữ thể hiện.
Tuần đầu tiên được phép mở cửa trở lại sau 6 tháng tạm ngưng, các rạp chiếu phim tại TPHCM khá vắng khách. Thực tế này được dự báo trước bởi tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Trong khó khăn, thị trường vẫn có nhiều kỳ vọng cho sự phục hồi.
Hy vọng về tương lai của điện ảnh luôn hiệu hữu trong tâm trí nhiều người khi tham gia Liên hoan phim (LHP) quốc tế Venice, hiện đang diễn ra tại hòn đảo ngập nắng Lido của Italy.
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ truyền dẫn Internet băng rộng, các dịch vụ truyền hình xuyên biên giới đã mở ra thị trường phát hành rộng lớn với phim ảnh. Đây là cơ hội để điện ảnh Việt có thể tiếp cận với khán giả thế giới, song cũng là thách thức buộc nhà làm phim, nhà quản lý phải thay đổi để có những bước tiến phù hợp.
Khó đạt được doanh thu hơn 4 tỷ USD như năm 2019, nhưng mùa phim hè 2021 sẽ không lặp lại tình trạng ảm đạm như một năm về trước. Thị trường Bắc Mỹ đang có nhiều dấu hiệu khả quan khi các rạp chiếu dần mở cửa trở lại.
Vừa khuấy động rạp chiếu với những bộ phim doanh thu trăm tỷ, các nhà sản xuất phim Việt lại lo lắng câu chuyện đối đầu với bom tấn nước ngoài khi lịch chiếu liên tục thay đổi theo hướng bất lợi.
Sau 6 tiếng công chiếu đầu tiên từ 18 giờ ngày 5-3, phim điện ảnh Bố già thu về 10,6 tỷ đồng, đồng thời xác lập kỷ lục ấn tượng, góp tín hiệu đáng mừng cho thị trường điện ảnh Việt và tạo nên cơn địa chấn phòng vé.
Khi hầu hết các phim tết đều lùi lịch phát hành, mùa phim Tết 2021 diễn biến theo cách ít ai ngờ đến và có thể là một năm ảm đạm về doanh thu phòng vé.
Thị trường rạp chiếu phim một lần nữa lại nổi sóng bởi câu chuyện phim Việt bị “chèn ép” khi ra rạp. Và mới đây, một nhà sản xuất (NSX) đã có động thái rất mạnh mẽ để phản đối sự không công bằng ấy bằng việc rút phim ra khỏi rạp ngay trong thời điểm phim đang công chiếu.