Bạn đọc có thể gởi trực tiếp câu hỏi trực tiếp tại website báo SGGP
Khách mời
ThS-BS Đinh Thạc
Trưởng phòng Công tác xã hội, BV Nhi đồng 1 TPHCM
TS-BS Nguyễn Vũ Thượng
Phó Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM
ThS-BS Lê Hồng Nga
Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM
BS Phạm Thị Nguyệt Ánh
Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường
Nguyễn Văn Gia Thụy
Phó phòng Công tác Chính trị tư tưởng Sở GD-ĐT TPHCM
Trương Thị Đoan Trang
cán bộ y tế Trường tiểu học Lương Định Của, quận 3, TPHCM.
Câu hỏi này có một số ý trùng với câu hỏi vừa trả lời, tôi xin trả lời lại như sau:
- Nghiêm túc triển khai kịp thời Công văn số 3813/BGDĐT-GDTC ngày 21/8/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Tiếp tục triển khai thực hiện tăng cường công tác phòng, chống sốt xuất huyết tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố theo Công văn số 2891/GDĐT-CTTT ngày 09/8/2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Tích cực tham gia chiến dịch diệt lăng quăng làm sạch môi trường tại đơn vị và địa phương nơi cư trú, biết cách phòng tránh dịch sốt xuất huyết ngay từ đầu năm học 2017-2018.
- Theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của trẻ em, học sinh sinh viên, cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh và xử lý triệt để ổ dịch theo hướng dẫn của ngành y tế.Tỷ lệ học sinh bị tật khúc xạ về mắt ngày càng tăng cao. Trong khi đó, dưới áp lực sĩ số, nhiều trường học trong những năm gần đây đã tận dụng tối đa diện tích lớp học, khoảng cách giữa dãy bàn học đầu tiên với bục giảng chỉ vài gang tay. Các trường đã làm gì để cân bằng giữa sĩ số lớp học với bảo vệ sức khỏe đôi mắt cho học sinh?
Nhiều trường tiểu học hiện nay đang có tình trạng ký hợp đồng với nhân viên y tế, do đó người này không túc trực thường xuyên ở trường. Khi tìm hiểu, phụ huynh chúng tôi được biết là do trường không có biên chế nhân viên y tế. Vì sao có tình trạng này?
- Kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trong trường học theo quy định:
+ Kiểm tra định kỳ (theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 30/2012/TT-BYT ngày 05/12/2012 của Bộ Y tế), đảm bảo:
* Không quá 02 (hai) lần/năm: Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đã được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP có quy mô kinh doanh từ 200 suất ăn/lần phục vụ trở lên trên địa bàn quản lý.
* Không quá 03 (ba) lần/năm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do đơn vị chức năng được Ủy ban nhân dân huyện/quận ủy quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.
+ Kiểm tra đột xuất: Nếu xảy ra vi phạm về ATTP, sự cố ATTP liên quan, các đợt kiểm tra cao điểm theo chỉ đạo của cơ quan cấp trênTrẻ em khi sinh ra cần được tiêm chủng các vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng:
Ngoài ra hiện nay một số vắc xin khác đang lưu hành phòng ngừa được một số bệnh truyền nhiễm như: Viêm gan siêu vi A, trái rạ (thủy đậu), viêm màng não mũ do não mô cầu (Meningo A+C), cúm, vắc xin phế cầu, quai bị.
Các phụ huynh nên đưa trẻ đến các cơ sở tiêm chủng để được hướng dẫn và tiêm chủng đúng lịch. Khi đến cơ sở tiêm chủng, phụ huynh cần mang theo các hồ sơ tiêm chủng trước đó của trẻ và theo dõi các thông tin cũng như lịch tiêm chủng để đảm bảo tiêm chủng đủ và đúng lịch.
Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM đã chỉ đạo trường học thực hiện công tác giáo dục, truyền thông xây dựng tài liệu tuyên truyền về an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm bằng các hình thức phù hợp tại đơn vị đến giáo viên, cha mẹ, học sinh qua các hình thức: bản tin y tế, bảng thông tin, sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt chủ nhiệm, hoạt động ngoại khóa (Tại Công văn số 1853/GDĐT-CTTT ngày 29/5/2017)
Sở Giáo dục và Đào tạo và Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh thống nhất xây dựng Kế hoạch liên tịch bảo đảm an toàn thực phẩm tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố từ năm 2017 đến hết năm 2019 (KH số 1008/KHLT-BQLATTP-GDĐT)
- Tạo sân chơi tìm hiểu pháp luật cho học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông về Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12, Luật Trẻ em số 102/2016/QH13 qua Hội thi “Học sinh thành phố với pháp luật” năm 2017, học sinh được tham gia thi, tìm hiểu trực tuyến từ ngày 11/9/2017 đến 28/9/2017 (KH số 3077 /KH-GDĐT-CTTT)
Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Y tế về công tác chuyên môn và đã ban hành Công văn số 2891/GDĐT-CTTT ngày 09/8/2017 và Công văn số 3216/GDĐT-CTTT, nêu rõ các đơn vị trường học phối hợp với ngành y tế, địa phương trong các đợt phun hóa chất phòng, chống sốt xuất huyết; vận động học sinh, sinh viên tích cực tham gia các hoạt động diệt muỗi, lăng quăng tại gia đình và cộng đồng; làm sạch vệ sinh trường lớp, khu vực xung quanh trường học. Vì thế, đơn vị trường học chủ động phối hợp với y tế địa phương để thực hiện việc phòng, chống dịch bệnh.
Những dấu hiệu gợi ý:
- Trẻ hay nheo mắt hoặc dùng tay dụi mắt thường xuyên.
- Khi xem TV hoặc quan sát vật gì từ xa trẻ hay nghiêng đầu cố gắng nhìn cho bằng được vật trước mắt.
- Trẻ gặp khó khăn trong ghi chép bài học trong lớp, chữ viết trên bảng không thấy rõ, thường xuyên ngó tập viết của bạn bên cạnh.
- Trẻ chép bài không chính xác vì có thể nhìn nhầm chữ như chữ T thành I hoặc B thành H... vì trẻ không thấy rõ được.
- Một số trẻ thường xuyên kêu mỏi mắt, nhức mắt hoặc thậm chí nhức đầu mất ngủ nhưng khi đi khám bệnh không tìm được nguyên nhân.
- Một số trẻ hay bị chảy nước mắt.
Nếu thấy trẻ có những biểu hiện trên gia đình nên đưa cháu đi khám chuyên khoa mắt càng sớm càng tốt.
Biện pháp phòng ngừa cũng dễ áp dụng, đối với trẻ lứa tuổi học đường cần chú ý những điều sau:
- Đảm bảo đủ ánh sáng cho trẻ khi học tập nên tận dụng ánh sáng tự nhiên (góc cửa sổ), dùng bóng đèn vàng (dây tóc), hoặc dùng bóng đèn neon thì nên mắc song song 2 bóng cho đủ ánh sáng.
- Thiết kế bàn ghế học sinh cho phù hợp theo lứa tuổi, cấp học sao cho khoảng cách từ mắt đến tập/vở phù hợp nhất cũng giúp phòng tật khúc xạ.
- Chú ý chế độ dinh dưỡng giàu nguồn vitamin nhất là vitamin A để bảo vệ mắt cho trẻ.
- Điều phối thời gian học tập và thư giãn cho đôi mắt trẻ (học khoảng 1 giờ nên cho trẻ nghỉ ngơi thư giãn).
- Cho trẻ khám mắt định kỳ mỗi 6 tháng cũng giúp phát hiện và phòng ngừa tật khúc xạ ở trẻ.
Chúc bạn và gia đình nhiều niềm vui cuộc sống.
Đối với công tác giám sát phát hiện sớm ca bệnh truyền nhiễm:
- Theo dõi và quản lý chặt chẽ học sinh đi học và nghỉ học mỗi ngày để tìm hiểu và nắm bắt kịp thời các trường hợp có liên quan đến dịch bệnh truyền nhiễm.
+ Đối với học sinh nghỉ học mỗi ngày: Tìm hiểu nguyên nhân nghỉ học, thông báo cho ngay cho trạm y tế khi ghi nhận ca bệnh tay chân miệng và Sốt xuất huyết.
+ Đối với học sinh đi học: Phát hiện sớm học sinh bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm tại trường, xử lý theo hướng dẫn và thông báo cho y tế địa phương, cơ quan quản lý giáo dục.
Tôi thắc mắc về kinh phí hoạt động của các phòng y tế trong trường học. Bởi thực tế hiện nay cho thấy có trường trang bị rất tốt tủ thuốc y tế, học sinh mắc bệnh gì sẽ có thuốc uống điều trị ngay. Nhưng cũng có trường chỉ kê tạm vài giường bệnh, khi học sinh có nhu cầu, nhân viên y tế sẽ liên hệ phụ huynh mang thuốc vào trường cho con. Vì sao có khác biệt đó?
Do điều kiện thực tế của một số phòng y tế tại các trường học hiện nay, ngày 9-9-2016, Sở Y tế - Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM đã có Công văn liên tịch số 8898/LT-YT-GDĐT về việc triển khai Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo, theo đó đã có hướng dẫn chi tiết về kinh phí và trang bị tủ thuốc y tế trường học.
Đến nay, số ca mắc SXH khu vực phía Nam tăng 34% so cùng kỳ năm 2016, tập trung chủ yếu tại các địa phương có sự phát triển nhanh về công nghiệp, thu hút lượng lớn người lao động nhập cư, có mật độ dân số cao và vật chứa nước đa dạng dễ phát tán mầm bệnh.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, số mắc SXH trong 50 năm qua đã gia tăng gấp 30 lần, cứ mỗi 10 năm, số mắc SXH lại gia tăng gấp đôi. Miền Nam là nơi SXH lưu hành cao nên tình hình không khác biệt so với thế giới. Trong 10 năm qua, cứ mỗi 5 năm số ca SXH của Khu vực phía Nam lại tăng gần gấp đôi. Dự báo số mắc tại khu vực sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Riêng năm nay, số ca SXH cao từ đầu năm, do vậy, trong suốt mùa mưa, tình hình SXH sẽ còn tăng cao hơn nữa do bắt đầu mùa dịch SXH bằng 1 nền cao hơn năm ngoái.
Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết có tên gọi khoa học là loài Aedes agypti. Đây là loài muỗi chính truyền bệnh sốt xuất huyết ở nước ta. Ngoài ra còn có những loài muỗi khác cũng có thể truyền bệnh như loài Aedes albopictus, nhưng chỉ đóng vai trò véc tơ phụ.
Cả hai loài muỗi này đều có màu đen, với nhiều đốm trắng bạc ở trên thân và chân muỗi nên còn gọi là muỗi vằn hay muỗi rằn.
Muỗi vằn đẻ trứng trong nước sạch. Một con muỗi cái trưởng thành trong vòng đời khoảng 1 tháng của muỗi, có thể đẻ được 850 trứng. Lăng quăng của muỗi vằn cũng sống trong nước sạch. Các ổ chứa lăng quăng chủ yếu là các nơi chứa hay vô tình đọng nước sạch (nước mưa, nước máy), các dụng cụ thường gặp bao gồm:
- Dụng cụ chứa nước sinh hoạt: lu, phuy, khạp, hồ chứa nước.
- Các vật dụng linh tinh: chân chén, bình bông, chậu kiểng, dĩa lót chậu kiểng, lư hương ở bàn thiên nếu không thoát nước cũng là nơi muỗi sinh sản, tấm bạt phủ che đồ vật ngoài trời.
- Vật phế thải xung quanh nhà: vỏ xe, lon nước ngọt, vỏ dừa, máng nước, chén hứng mủ cao su,ly nhựa , hộp thức ăn,…
Do vậy, phải truy tìm và diệt lăng quăng ở các vật chứa trên, mới đảm bảo không có muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết.
Biện pháp phun hóa chất diệt muỗi chỉ là biện pháp được sử dụng trong trường hợp cấp bách khi có muỗi đang mang vi rút trong cộng đồng. Do đó, cần phải phun hóa chất để diệt ngay đàn muỗi mang vi rút SXH, tránh lây lan bệnh SXH trong khu vực có người mắc bệnh SXH. Tuy nhiên, giải pháp căn bản và lâu dài vẫn là tìm và loại bỏ các ổ lăng quăng.
Các hóa chất này an toàn, được Bộ Y tế cho sử dụng trong phòng chống SXH và các thành phần hoạt chất trong hóa chất đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho phép sử dụng, hầu như không có ảnh hưởng sức khỏe người sống trong khu vực phun hóa chất. Sau khi phun 30-45 phút, hóa chất hết tác dụng. Tuy nhiên, do là hóa chất nên đôi khi sẽ có mùi khó chịu.
Để an toàn, người dân nên làm đúng theo hướng dẫn của nhân viên y tế địa phương khi có phun hóa chất diệt muỗi tại nhà: mở cửa, tạm thời ra khỏi nhà khoảng 1 giờ, đậy đồ ăn thức uống, tránh tiếp xúc trực tiếp hóa chất.
Trường mầm non là môi trường rất dễ lây lan bệnh tay chân miệng. Theo tôi biết thuốc sát khuẩn trường học chỉ được cấp phát định kỳ, vậy làm sao những trường có đông học sinh có thể phòng chống tốt dịch bệnh?
Riêng vấn đề vệ sinh đồ dùng, đồ chơi trong lớp học, Sở GD-ĐT có quy định cụ thể nào về nhiệm vụ này? Tôi thấy hiện nay nhiều trường chỉ quan tâm đến vệ sinh đồ dùng, đồ chơi trong lớp, còn các đồ dùng, đồ chơi ngoài trời (như cầu tuột, nhà banh, khu trò chơi vận động) gần như bị bỏ mặc. Sở GD-ĐT có quy định gì về việc kiểm tra công tác này ở các trường?
Bệnh SXH Dengue (SXHD ) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi vằn truyền, biểu hiện bệnh sốt cao, ban xuất huyết, chảy máu mũi, xuất huyết nội tạng, ... Bệnh có thể gây tử vong nếu không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời. Bệnh SXHD do 4 chủng vi rút Dengue gây ra, cũng có thể xem như vi rút này có 4 anh em và đặt tên lần lượt là DENV-1, 2, 3, 4. Khi nhiễm bất kỳ chủng vi rút Dengue nào, con người sẽ có miễn dịch suốt đời với duy nhất chủng Dengue đó, nhưng không được miễn dịch bảo vệ chéo với 3 chủng vi rút Dengue còn lại. Vì thế, một người trong suốt cuộc đời mình có thể bị nhiễm bệnh Sốt xuất huyết tối đa là 4 lần trong đời. Lưu ý rằng, nếu bị mắc bệnh từ lần thứ hai trở đi với chủng vi rút Dengue khác, bệnh nhân có thể sẽ bị bệnh nặng hơn và dễ xảy ra tình trạng sốc sốt xuất huyết gây nguy hiểm tính mạng.
Một trường mầm non hoặc tiểu học bây giờ có hàng trăm học sinh. Trong trường hợp xuất hiện dịch bệnh, nhân viên y tế trường học sẽ xoay xở thế nào để chăm lo sức khỏe cho tất cả học sinh? Xin cảm ơn.
Con tôi đang học tiểu học ở quận 1. Trường có hẳn một phòng nha với nhiều trang thiết bị hiện đại. Nhưng đây cũng chính là phòng y tế duy nhất của trường. Khi các cháu mắc các bệnh khác cũng được nha sĩ này thăm khám. Phải chăng trường tiểu học chỉ chú trọng chăm lo sức khỏe răng miệng cho học sinh? Làm sao để một người nhân viên y tế phải có hiểu biết sâu rộng về tất cả bệnh có thể xuất hiện trong trường học?