Quản lý thị trường phát hiện, xử phạt gần 2.800 vụ vi phạm

Trong năm 2022, QLTT đã xử lý gần 2.800 vụ vi phạm, với tổng số tiền thu từ xử phạt và nộp ngân sách nhà nước trên 58 tỷ đồng; Trị giá hàng hóa tiêu hủy gần 60 tỷ đồng; chuyển cơ quan chức năng xem xét khởi tố vụ án hình sự 24 vụ.
Người tiêu dùng phân biệt hàng thật - giả tại một sự kiện do Công ty Vina CHG tổ chức
Người tiêu dùng phân biệt hàng thật - giả tại một sự kiện do Công ty Vina CHG tổ chức

Chiều 12-1, ông Trương Văn Ba, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT) TPHCM cho biết đơn vị đã và đang tăng cường phối hợp cùng các lực lượng chức năng đấu tranh phòng chống hàng giả, gian lận thương mại trên địa bàn thành phố.

Lực lượng QLTT TPHCM kiểm tra một cửa hàng kinh doanh túi xách, giày dép các loại có dấu hiệu giả mạo

Lực lượng QLTT TPHCM kiểm tra một cửa hàng kinh doanh túi xách, giày dép các loại có dấu hiệu giả mạo

Song song đó, QLTT TP cũng thực hiện kế hoạch hậu kiểm an toàn thực phẩm; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại điện tử… dịp cao điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2023.

QLTT kiểm tra hàng hóa có dấu hiệu giả mạo tại quận 5

QLTT kiểm tra hàng hóa có dấu hiệu giả mạo tại quận 5

Theo Cục QLTT TPHCM, hoạt động buôn lậu, kinh doanh hàng giả, gian lận thương mại ngày càng tinh vi. Các đối tượng lợi dụng sàn giao dịch thương mại điện tử, mua bán online, mạng xã hội để “tuồn” hàng dỏm vào thị trường. Sau đó, hàng hóa được tập kết tại các kho hàng, bến bãi để vận chuyển tiêu thụ qua những dịch vụ giao nhận.

Trong năm 2022, QLTT đã xử lý gần 2.800 vụ vi phạm, với tổng số tiền thu từ xử phạt và nộp ngân sách nhà nước trên 58 tỷ đồng. Trị giá hàng hóa (hàng giả, hàng cấm, không đủ điều kiện lưu thông) tiêu hủy gần 60 tỷ đồng. Đồng thời, Cục QLTT đã chuyển cơ quan chức năng xem xét khởi tố vụ án hình sự 24 vụ.

Tin cùng chuyên mục