7 chương trình đột phá, hay đề án xây dựng TPHCM thành TP thông minh, xây dựng đô thị sáng tạo… đều tập trung vào những vấn đề sát với thực tế cuộc sống, đáp ứng yêu cầu phát triển. Các chương trình vừa giải quyết được những vấn đề trước mắt vừa giải quyết các vấn đề trong tương lai. Người dân cũng rất đồng tình với những mục tiêu mà 7 chương trình nêu ra. Tuy nhiên, nhìn lại kết quả thực hiện 7 chương trình đột phá trong thời gian qua thì chưa như kỳ vọng.
Đối với đô thị đặc biệt như TPHCM, việc phân cấp, phân quyền chưa thật sự theo hướng chính quyền đô thị gây ra nhiều vướng mắc đối với TP, làm ảnh hưởng đến kết quả triển khai thực hiện 7 chương trình đột phá. Tuy nhiên, nguyên nhân hạn chế còn vì chủ quan, là công tác quản lý, điều hành. Ví dụ, TPHCM phải tốn kém thuê tư vấn nước ngoài lập quy hoạch 930ha cho khu vực trung tâm. Thế nhưng, quá trình triển khai đã không quản lý được việc thực hiện theo quy hoạch, để hình thành một lượng lớn cao ốc, trung tâm thương mại ở khu vực trung tâm. Cùng với đó, chương trình di dời bệnh viện, trường học ra ngoại thành dậm chân tại chỗ nhưng trung tâm ngoại ngữ, trung tâm thương mại chen nhau mọc lên. Trong khi đó, giao thông công cộng không đáp ứng nhu cầu, giải pháp hạn chế xe cá nhân chưa đặt ra thì xe gắn máy cùng với taxi công nghệ ngày càng nhiều, đã làm chật cứng đường khiến tình hình giao thông thêm phức tạp.
TPHCM có cả chục triệu dân mà đến nay vẫn chưa có tuyến metro nào, dù vấn đề này đã được ra từ nhiều năm qua. Trước đây, khi xác định thời hạn hoàn thành tuyến metro số 1 trong giai đoạn 2014-2016, người dân đã nhận xét như thế là chậm. Nhưng đến nay, công trình metro số 1 tiếp tục gặp vướng mắc về thủ tục, có khả năng tiếp tục trễ hạn nữa. Trong câu chuyện này, nếu TP chủ động hơn, tập trung hơn thì có thể không xảy ra như vậy.
Một vấn đề khác, từ đầu nhiệm kỳ đặt ra mục tiêu xây dựng TP có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình. Thế nhưng, đến nay TP vẫn chưa xác định được những tiêu chí cụ thể cho chương trình này. Tương tự như vậy, nếu có sự tập trung, có giải pháp cụ thể đối với từng chương trình, công trình sẽ phát huy được sức mạnh và thu hút các nguồn lực trong dân, trong xã hội thực hiện thành công 7 chương trình đột phá.
Điều này cho thấy nhiều mục tiêu, yêu cầu đặt ra rất hay nhưng quá trình triển khai thực hiện còn nhiều vấn đề. Đó là do cách làm, do chưa có sự quyết liệt, tập trung nhằm huy động được trí tuệ, vốn liếng triển khai thực hiện hiệu quả. Thời gian còn lại của nhiệm kỳ không còn dài, muốn tạo sự chuyển động thật sự, cần quan tâm hơn nữa trong công tác chỉ đạo, điều hành.
Liên quan đến công tác đánh giá, tổng kết, nhất là đối với các chương trình liên quan mật thiết đến sinh hoạt, đời sống của người dân như ngập nước, kẹt xe, ô nhiễm môi trường…, người dân có cảm nhận như ngày càng khó khăn hơn. Ô nhiễm tiếng ồn diễn ra nghiêm trọng hơn. Vì vậy, việc đánh giá kết quả 7 chương trình đột phá cũng cần khảo sát, lắng nghe ý kiến người dân, tránh chủ quan nếu chỉ dựa vào những con số trong báo cáo.
Lâu nay, TP cũng có ưu thế lớn khi chuyên gia, nhà khoa học rất đông, ở mọi lĩnh vực nhưng TP chưa tận dụng được “mỏ vàng” này. Vì vậy, TP cần xây dựng kênh lắng nghe ý kiến chuyên gia, nhà khoa học một cách thật sự, kể cả những góp ý, hiến kế của các tầng lớp nhân dân. Từ đó, góp phần giúp chính quyền TP đánh giá đầy đủ thực tế, nhận diện rõ hạn chế yếu kém cũng như có những giải pháp xử lý mang tính toàn diện hơn, căn cơ hơn. Việc xây dựng kênh lắng nghe một cách thực chất để người dân, chuyên gia, nhà khoa học góp ý kiến cũng sẽ khơi dậy cảm hứng, sự sáng tạo, khắc phục được tình trạng thờ ơ, trì trệ và tránh được bệnh chủ quan, duy ý chí.
Đối với đô thị đặc biệt như TPHCM, việc phân cấp, phân quyền chưa thật sự theo hướng chính quyền đô thị gây ra nhiều vướng mắc đối với TP, làm ảnh hưởng đến kết quả triển khai thực hiện 7 chương trình đột phá. Tuy nhiên, nguyên nhân hạn chế còn vì chủ quan, là công tác quản lý, điều hành. Ví dụ, TPHCM phải tốn kém thuê tư vấn nước ngoài lập quy hoạch 930ha cho khu vực trung tâm. Thế nhưng, quá trình triển khai đã không quản lý được việc thực hiện theo quy hoạch, để hình thành một lượng lớn cao ốc, trung tâm thương mại ở khu vực trung tâm. Cùng với đó, chương trình di dời bệnh viện, trường học ra ngoại thành dậm chân tại chỗ nhưng trung tâm ngoại ngữ, trung tâm thương mại chen nhau mọc lên. Trong khi đó, giao thông công cộng không đáp ứng nhu cầu, giải pháp hạn chế xe cá nhân chưa đặt ra thì xe gắn máy cùng với taxi công nghệ ngày càng nhiều, đã làm chật cứng đường khiến tình hình giao thông thêm phức tạp.
TPHCM có cả chục triệu dân mà đến nay vẫn chưa có tuyến metro nào, dù vấn đề này đã được ra từ nhiều năm qua. Trước đây, khi xác định thời hạn hoàn thành tuyến metro số 1 trong giai đoạn 2014-2016, người dân đã nhận xét như thế là chậm. Nhưng đến nay, công trình metro số 1 tiếp tục gặp vướng mắc về thủ tục, có khả năng tiếp tục trễ hạn nữa. Trong câu chuyện này, nếu TP chủ động hơn, tập trung hơn thì có thể không xảy ra như vậy.
Một vấn đề khác, từ đầu nhiệm kỳ đặt ra mục tiêu xây dựng TP có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình. Thế nhưng, đến nay TP vẫn chưa xác định được những tiêu chí cụ thể cho chương trình này. Tương tự như vậy, nếu có sự tập trung, có giải pháp cụ thể đối với từng chương trình, công trình sẽ phát huy được sức mạnh và thu hút các nguồn lực trong dân, trong xã hội thực hiện thành công 7 chương trình đột phá.
Điều này cho thấy nhiều mục tiêu, yêu cầu đặt ra rất hay nhưng quá trình triển khai thực hiện còn nhiều vấn đề. Đó là do cách làm, do chưa có sự quyết liệt, tập trung nhằm huy động được trí tuệ, vốn liếng triển khai thực hiện hiệu quả. Thời gian còn lại của nhiệm kỳ không còn dài, muốn tạo sự chuyển động thật sự, cần quan tâm hơn nữa trong công tác chỉ đạo, điều hành.
Liên quan đến công tác đánh giá, tổng kết, nhất là đối với các chương trình liên quan mật thiết đến sinh hoạt, đời sống của người dân như ngập nước, kẹt xe, ô nhiễm môi trường…, người dân có cảm nhận như ngày càng khó khăn hơn. Ô nhiễm tiếng ồn diễn ra nghiêm trọng hơn. Vì vậy, việc đánh giá kết quả 7 chương trình đột phá cũng cần khảo sát, lắng nghe ý kiến người dân, tránh chủ quan nếu chỉ dựa vào những con số trong báo cáo.
Lâu nay, TP cũng có ưu thế lớn khi chuyên gia, nhà khoa học rất đông, ở mọi lĩnh vực nhưng TP chưa tận dụng được “mỏ vàng” này. Vì vậy, TP cần xây dựng kênh lắng nghe ý kiến chuyên gia, nhà khoa học một cách thật sự, kể cả những góp ý, hiến kế của các tầng lớp nhân dân. Từ đó, góp phần giúp chính quyền TP đánh giá đầy đủ thực tế, nhận diện rõ hạn chế yếu kém cũng như có những giải pháp xử lý mang tính toàn diện hơn, căn cơ hơn. Việc xây dựng kênh lắng nghe một cách thực chất để người dân, chuyên gia, nhà khoa học góp ý kiến cũng sẽ khơi dậy cảm hứng, sự sáng tạo, khắc phục được tình trạng thờ ơ, trì trệ và tránh được bệnh chủ quan, duy ý chí.