Rượu thuốc không phải để nhậu

Rượu thuốc không phải để nhậu

Chỉ cần một bình rượu ngâm “đủ thứ huyền thoại” như bửa củi, huyết linh kèm theo những lời đồn “tác dụng như thần dược” là quý ông vô tư uống. Chuyện gì sẽ xảy ra?

* Phối hợp dược liệu để ngâm rượu

Rượu thuốc không phải để nhậu ảnh 1

Rượu rắn.

Rượu thuốc đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực điều trị trong lịch sử phát triển cả Đông lẫn Tây y trước đây.

Rượu là dung môi có thể hòa tan nhiều thành phần hoạt chất hữu ích trong dược liệu giúp làm tăng tác dụng dược học của thuốc. Thông dụng nhất hiện nay là các loại rượu bổ với nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc động, thực vật.

- Rượu rắn: Rượu rắn được chia làm nhiều loại: 3 con (tam xà); 5 con (ngũ xà); 7 hay 9 con (thất, cửu xà). Liều thường dùng là mỗi ngày uống một cốc 15-20ml trước khi đi ngủ. Phụ nữ có thai không nên dùng rượu này. Rượu rắn dùng chữa chân tay đau nhức, sưng khớp xương, mệt mỏi cơ thể.

- Rượu cật dê: Thường gồm các thành phần như cật dê, ngọc dương, hà thủ ô, nhân sâm, đỗ trọng, đại táo, rượu nếp ngon. Bài thuốc trên có đặc tính trị thận dương suy, đau lưng, hen suyễn về đêm.

- Rượu tắc kè: Tắc kè, quan trọng nhất là phần đuôi (vì tắc kè cụt đuôi là mất đi đốc mạch làm cơ thể tắc kè suy yếu) thường ngâm chung với các dược thảo bổ phế, bổ thận để có loại rượu bổ thận dương trị di mộng tinh, yếu sinh lý, liệt dương…  

- Rượu hải mã: Hải mã (tức cá ngựa), là vị thuốc bổ có tác dụng kích thích hoạt động tình dục. Theo y học cổ truyền, hải mã có tính ôn, vị ngọt, không độc, chữa nam giới liệt dương, phụ nữ chậm có con. 

- Rượu thập toàn đại bổ: Ngâm rượu trong ba tuần lễ, uống mỗi ngày 20-30ml. Công dụng của rượu thập toàn đại bổ là trị các chứng khí huyết kém làm hư tổn sắc diện, kém ăn, mệt mỏi, da xanh hoặc da bủng, vàng, phụ nữ đau mới mạnh, làm việc chóng mệt, thở dốc.

- Trường xuân tửu: Nam nữ tinh huyết yếu kém, chóng mặt, tim hồi hộp, ngủ không sâu, ăn uống kém, thân thể uể oải, gân cơ kém linh hoạt, già trước tuổi, phụ nữ kinh nguyệt không đều đều có thể dùng Trường xuân tửu. Tuy nhiên, rượu không nên dùng cho người bị cảm, đang nóng sốt.

* Không nên nhậu bằng rượu thuốc

- Khi uống rượu thuốc phải phân lượng rõ ràng. Cùng một lúc uống quá liều lượng cho phép sẽ dễ bị tình trạng “tẩu hỏa nhập ma”.

- Liều thường dùng là một cốc 15 – 30ml vào mỗi bữa ăn.

- Việc dùng rượu thuốc làm rượu nhậu sẽ làm phát sinh các tác dụng phụ gây hại do việc uống quá liều gây ra và nếu rượu ngâm thuốc là rượu pha lẫn tạp chất thì mức nguy hiểm càng tăng cao. 

DS TRƯƠNG TẤT THỌ
 

Tin cùng chuyên mục