Sớm có thông tư tiền ký quỹ cho lao động xuất khẩu

Ngày 13-5, Cục Quản lý Lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cho biết, đã hoàn thiện dự thảo và đang lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan chức năng, doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng như người lao động đối với Quy định về mức trần tiền ký quỹ của người lao động, đồng thời sẽ đưa ra quy định chung về mẫu hợp đồng trong hoạt động đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. ..

(SGGPO).- Ngày 13-5, Cục Quản lý Lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cho biết, đã hoàn thiện dự thảo và đang lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan chức năng, doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng như người lao động đối với Quy định về mức trần tiền ký quỹ của người lao động, đồng thời sẽ đưa ra quy định chung về mẫu hợp đồng trong hoạt động đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. ..

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, từ khi có Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ban hành năm 2006, Việt Nam chưa có quy định chung về mẫu hợp đồng cung ứng lao động và mẫu hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực này trước nay vẫn chỉ căn cứ vào thực tiễn hoạt động và mẫu hợp đồng do đối tác tuyển dụng lao động cung cấp hoặc tham khảo từ các doanh nghiệp khác để đặt ra các tiêu chí và các điều kiện hợp đồng theo cách riêng của doanh nghiệp. Điều này dẫn đến sự không thống nhất giữa các hợp đồng, làm phát sinh những tranh chấp không đáng có giữa doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam với các đối tác nước ngoài cũng như giữa doanh nghiệp dịch vụ với người lao động.

Đối với tiền ký quỹ, trước khi Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được ban hành, việc ký quỹ của người lao động được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 107/2003 – TTLT – BTC – BLĐTBXH ngày 7-11-2003 hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính đối với người lao động và doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định tại Nghị định số 81/2003/NĐ-CP ngày 17-7-2003 (khi đó gọi là tiền đặt cọc).

Theo đó, cho phép doanh nghiệp ngoài việc được thu tiền đặt cọc theo mức mà thông tư quy định, nếu xét thấy tiền đặt cọc theo quy định không đủ để thực hiện việc bồi thường, doanh nghiệp có thể thỏa thuận với người lao động về biện pháp ký quỹ để đảm bảo thực hiện hợp đồng. Việc thỏa thuận ký quỹ này tuân theo các quy định của Bộ luật Dân sự nên tại một số thị trường như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan... các doanh nghiệp đã đưa ra nhiều hình thức ký quỹ khác nhau như giữ giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất, giữ giấy tờ có giá trị khá với những giá trị rất khác nhau… dẫn đến thắc mắc của người dân, việc sử dụng, quản lý tiền kỹ quỹ của người lao động cũng gặp khó khăn.

Vì vậy, thực hiện quy định tại điều 17 và điều 23 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã xây dựng một thông tư mới quy định mẫu và nội dung của hợp đồng cung ứng lao động, hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cũng như thông tư quy định mức trần tiền ký quỹ của người lao động. Theo đó, bắt buộc lao động trước khi xuất khẩu lao động phải tham gia ký quỹ, để chống bỏ trốn, phá vỡ hợp đồng, hết thời hạn không chịu về nước.

PHÚC HẬU

Tin cùng chuyên mục