Sức ép môi trường

“Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, thực trạng môi trường đang nảy sinh nhiều hệ lụy phức tạp, trong đó, vấn đề ô nhiễm, suy thoái môi trường đang có xu hướng gia tăng ngày một gay gắt, đe dọa trực tiếp tới các thành quả về phát triển”, báo cáo của Cục Kiểm soát ô nhiễm thuộc Tổng cục Môi trường nhận định tại Hội nghị Môi trường toàn quốc năm 2015 (diễn ra trong 2 ngày 29 và 30-9 tại Hà Nội).

“Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, thực trạng môi trường đang nảy sinh nhiều hệ lụy phức tạp, trong đó, vấn đề ô nhiễm, suy thoái môi trường đang có xu hướng gia tăng ngày một gay gắt, đe dọa trực tiếp tới các thành quả về phát triển”, báo cáo của Cục Kiểm soát ô nhiễm thuộc Tổng cục Môi trường nhận định tại Hội nghị Môi trường toàn quốc năm 2015 (diễn ra trong 2 ngày 29 và 30-9 tại Hà Nội).

Cũng tại hội nghị này TS Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường nêu: Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp (KCN, CCN) thời gian qua phát triển khá nhanh, song lại chưa đi đôi với đầu tư cơ sở hạ tầng về môi trường. Nhiều KCN, CCN vừa thu hút đầu tư, vừa xây dựng cơ sở hạ tầng, không tuân thủ thiết kế ban đầu và không xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung. Trong số các KCN, CCN đang hoạt động, có 165 KCN (chiếm 77,8%) chỉ có khoảng 3% - 5% CCN đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung với tổng công suất hệ thống tại KCN xấp xỉ 630.000m3/ngày đêm, có 24 KCN đang xây dựng hệ thống xử lý nước thải (chiếm 11,3%). Nhiều KCN đã lấp đầy xấp xỉ 100% nhưng vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép; vẫn còn các KCN vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung không đảm bảo về môi trường và xả thải gây ô nhiễm môi trường, gây bức xúc trong cộng đồng như KCN An Nghiệp (Sóc Trăng), KCN Suối Dầu (Khánh Hòa), KCN Chu Lai (Quảng Nam), KCN Dệt may Phố Nối (Hưng Yên), KCN Linh Trung III (Tây Ninh)… Bên cạnh đó, trong tổng số 439 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg), đến nay, sau hơn 10 năm khắc phục, vẫn còn 47 cơ sở chưa hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để, chiếm tỷ lệ 10,71%; 44/184 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng có thời hạn xử lý đến ngày 31-12-2015 theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg chưa hoàn thành biện pháp xử lý triệt để theo yêu cầu (chiếm tỷ lệ 23,91%)...

Hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; máy móc, thiết bị, phương tiện đã qua sử dụng cũng là nguồn gây ô nhiễm tiềm tàng khác. Theo thống kê từ báo cáo của 54 Sở Tài nguyên và Môi trường, năm 2014 có 32 tỉnh thành có doanh nghiệp thực hiện hoạt động nhập khẩu phế liệu với khoảng 315 doanh nghiệp (221 doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu để trực tiếp phục vụ sản xuất, 94 doanh nghiệp nhập khẩu ủy thác). Tổng khối lượng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất qua các cửa khẩu vào thị trường nội địa khoảng 6,88 triệu tấn... Vẫn còn tình trạng tùy tiện sử dụng kho bãi lưu chứa phế liệu, không đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường trong thu gom, lưu giữ và xử lý nước thải, khí thải, chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại.

Ở khu vực nông thôn, sức ép môi trường cũng ngày càng lớn từ các hoạt động nông nghiệp và làng nghề. Ước tính mỗi năm tại khu vực nông thôn phát sinh khoảng 7 triệu tấn rác thải sinh hoạt, hơn 14.000 tấn bao bì hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón các loại, 76 triệu tấn rơm rạ và khoảng 47 triệu tấn chất thải chăn nuôi (chưa kể một khối lượng lớn chất thải sản xuất từ các làng nghề) trong khi tỷ lệ thu gom chỉ vào khoảng 40% - 50%. Đến hết năm 2014, cả nước có 5.096 làng nghề và làng có nghề, đã và đang gây áp lực cục bộ rất lớn đến chất lượng môi trường. Kết quả khảo sát 52 làng nghề điển hình trong cả nước cho thấy, 46% trong số đó có môi trường bị ô nhiễm nặng (về không khí hoặc nước hoặc đất, hoặc cả ba dạng), 27% ô nhiễm vừa. Mức độ ô nhiễm của các làng nghề trong những năm qua không giảm mà còn có xu hướng gia tăng...

ANH THƯ

Tin cùng chuyên mục