Tận dụng thời cơ

Trong lúc giới đầu tư quốc tế đang đặt câu hỏi về các cơ hội tại thủ đô London khi Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit), nước Pháp đã không bỏ lỡ thời cơ và biến tham vọng trở thành một trung tâm tài chính của châu Âu đi vào hiện thực. 
Khu trung tâm tài chính, thương mại tại quận La Défense, Paris, Pháp. Ảnh: ieseg.fr
Khu trung tâm tài chính, thương mại tại quận La Défense, Paris, Pháp. Ảnh: ieseg.fr

Mới đây, Bộ Tài chính Pháp đã phối hợp với nhiều tổ chức tài chính Pháp và quốc tế tổ chức tuần lễ các sự kiện, hội thảo để kêu gọi và khuyến khích đầu tư vào thủ đô Paris, đặc biệt là đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Đây là lần đầu tiên Paris tổ chức riêng tuần lễ dành cho việc kêu gọi vốn cho lĩnh vực cơ sở hạ tầng công cộng gọi là “Paris Infraweek”.

Sự kiện này được cho là nhằm giúp Paris khẳng định và củng cố vị trí của mình trên thị trường tài chính toàn cầu, cũng như cho giới đầu tư thấy được mong muốn kêu gọi và khuyến khích Trong lúc giới đầu tư quốc tế đang đặt câu hỏi về các cơ hội tại thủ đô London khi Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit), nước Pháp đã không bỏ lỡ thời cơ và biến tham vọng trở thành một trung tâm tài chính của châu Âu đi vào hiện thực. Việc đầu tư, làm ăn tại Pháp và tại thủ đô Paris. Bộ Tài chính Pháp cũng tận dụng cơ hội này để kêu gọi và tiếp cận các nguồn tài chính cho các dự án lớn về cơ sở hạ tầng của thủ đô Paris.

Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire khẳng định Pháp rất khuyến khích các nguồn đầu tư tư nhân và sử dụng các bí quyết công nghệ của Pháp trong phát triển cơ sở hạ tầng bởi giai đoạn sử dụng tài chính công hoàn toàn cho các cơ sở hạ tầng đã thay đổi. Trong những năm gần đây, nước này đã điều chỉnh và hiện đại hóa các quy định liên quan việc thành lập các công ty tự do đối tác, ban hành luật điều chỉnh về các nguồn vốn đầu tư dài hạn, cũng như khả năng đối với các khoản vốn vay dành cho việc thành lập các tổ chức tài chính chuyên biệt…

Tại “Paris Infraweek”, Pháp đã đưa ra một thông điệp thể hiện quyết tâm sẽ tái cấu trúc tốt hơn để tạo thuận lợi cho các hoạt động đầu tư. Theo đó, một gói các dự án sẽ được công bố để các nhà đầu tư có thể nghiên cứu lựa chọn, trong đó sẽ dành ưu tiên cho các dự án về đổi mới mạng lưới giao thông, số hóa và các dự án về chuyển đổi năng lượng. Nhiều hợp đồng đã được ký kết trong khuôn khổ “Paris Infraweek”, trong đó có thỏa thuận của Ngân hàng Đầu tư châu Âu (BEI) tài trợ số vốn 1 tỷ EUR cho Công ty Société du Grand Paris trong dự án xây dựng tuyến metro số 15 của Paris mở rộng…

Việc Paris đang chuyển mình trong các dự án đầu tư là tín hiệu tích cực cho nền kinh tế Pháp, nhất là trong bối cảnh nước này đang nỗ lực để cải thiện nền kinh tế trong năm 2017.

Tận dụng thời cơ ảnh 1
Theo dự báo của Viện Nghiên cứu kinh tế và thống kê quốc gia Pháp (INSEE), kinh tế nước này có thể tăng trưởng 1,8% trong năm 2017. Nếu con số này chính thức được ghi nhận trong năm nay, đây sẽ là mức tăng trưởng cao nhất của Pháp kể từ năm 2012. Triển vọng lạc quan nhất thuộc về khu vực tư nhân, với các khoản đầu tư ổn định, có thể đạt mức tăng 4% vào cuối năm nay, dẫn tới chỉ số môi trường đầu tư tăng cao nhất kể từ năm 2011.

Ngành công nghiệp đang trở lại thời kỳ vàng trước khủng hoảng kinh tế, giữa bối cảnh các công ty tận dụng lợi thế được miễn thuế để tăng sức cạnh tranh và việc làm, trong khi lợi nhuận tăng cao nhờ sự khôi phục của kinh tế toàn cầu cũng như của nhu cầu trong nước.  Ngành xây dựng cũng được hưởng lợi từ nhu cầu nhà ở gia tăng mạnh mẽ.

Tin cùng chuyên mục